Phụ huynh sốc khi con giỏi, nhưng không có mục tiêu sống: "Chúng tôi đã bỏ quên điều gì?"

Thiên An, Theo Thanh niên Việt 00:00 13/05/2025
Chia sẻ

Có thể gia đình đã quên mất một điều vô cùng quan trọng.

"Con học rất giỏi, điểm gần như tuyệt đối, là niềm tự hào của gia đình... nhưng khi hỏi con muốn làm gì sau này, con chỉ im lặng".

Một người mẹ đã miêu tả như thế khi đưa con đến gặp chuyên gia tâm lý. Cậu bé lớp 11, thành tích học tập thuộc top đầu thành phố, nhưng không thể trả lời câu hỏi đơn giản: "Sau này con muốn sống như thế nào?".

Trong một cuộc trao đổi với ChatGPT, một phụ huynh đặt câu hỏi: "Con tôi ngoan ngoãn, học giỏi, chưa từng gây rắc rối. Nhưng cháu không có hứng thú gì, không có mục tiêu rõ ràng. Tôi nên làm gì?".

AI phản hồi: "Có thể điều gia đình đã bỏ quên không phải là thành tích, mà là việc giúp con hình thành ý thức về bản thân và ý nghĩa cuộc sống".

Nhiều phụ huynh từng tin rằng chỉ cần cho con điều kiện học tập tốt, thành tích sẽ mở ra cánh cửa cho một tương lai vững chắc. Tuy nhiên, càng ngày càng nhiều học sinh rơi vào trạng thái trống rỗng: các em không biết điều gì khiến mình vui, điều gì làm mình thấy có ý nghĩa, hoặc thậm chí không có khả năng đặt ra một mục tiêu cá nhân dù chỉ là ngắn hạn.

Đây không phải là chuyện của cá nhân mỗi đứa trẻ. Đó là hệ quả của cách nuôi dạy chỉ chú trọng vào kết quả, nhưng bỏ qua việc bồi đắp nội lực cảm xúc, hiểu biết bản thân và kỹ năng ra quyết định.

Phụ huynh sốc khi con giỏi, nhưng không có mục tiêu sống: "Chúng tôi đã bỏ quên điều gì?"- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Vấn đề không nằm ở học lực, mà ở cảm xúc bị đóng băng. Nhiều em có khả năng học tập rất tốt, nhưng thiếu trải nghiệm trong việc tự do khám phá đam mê, thất bại, hoài nghi bản thân. Những điều này tưởng tiêu cực nhưng lại cực kỳ cần thiết để hình thành một cái "tôi" rõ ràng.

Nếu mọi cảm xúc và lựa chọn của trẻ đều được "gọt dũa" bởi kỳ vọng của người lớn, thì đến một lúc nào đó, trẻ sẽ giỏi mọi thứ, trừ việc sống như một con người độc lập.

Với những phụ huynh đang gặp tình huống này, ChatGPT khuyên rằng:

Hãy bắt đầu từ việc trò chuyện. Không phải hỏi con "mai mốt muốn làm nghề gì", mà là những câu hỏi như:

"Gần đây con có điều gì khiến con thấy vui không?"

"Nếu không phải học để thi, con muốn học điều gì?"

"Khi con nhìn người khác thành công, con nghĩ sao?"

...

Và quan trọng nhất: chấp nhận nếu con chưa có câu trả lời. Không ai ép một đứa trẻ 16 tuổi phải "biết mình là ai" nhưng ít nhất, hãy cho con cảm giác rằng hành trình tìm kiếm đó là được phép, và có người đồng hành.

Phụ huynh sốc khi con giỏi, nhưng không có mục tiêu sống: "Chúng tôi đã bỏ quên điều gì?"- Ảnh 2.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày