Người Trung Quốc rất coi trọng việc chăm sóc mộ phần cho người quá cố. Bài viết dưới đây được thực hiện bởi phóng viên Peter Hessler (Mỹ), qua trải nghiệm thực tế ở một ngôi làng nhỏ gần Bắc Kinh và những tìm tòi sâu của ông về nét văn hóa này.
"Thế giới bên kia": Không chỉ có đội quân đất nung
Sau khi nhà Thương sụp đổ vào năm 1045 TCN, việc sử dụng giáp cốt để "bói toán" được nhà Chu (triều đại cai trị miền Bắc Trung Quốc cho đến thế kỉ thứ 3 TCN) tiếp tục sử dụng.
Vạc đồng được chế tác thời nhà Tây Chu.
Nhưng thực tế có sự thay đổi là tục hiến tế người dần trở nên ít phổ biến hơn, và trong các lăng mộ hoàng gia bắt đầu mang đặc điểm minh khí, hay các vật thể có tính chất tinh thần, thay thế cho những vật thật, người thật.
Có vẻ như hoàng đế Tần Thủy Hoàng lo lắng về cuộc chiến có thể xảy ra sau khi ông qua đời. Do đó, vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc đã dành nhiều thời gian, công sức và tiền bạc để tạo ra đội quân đất nung hàng nghìn người, sống động như thật và có 1-0-2 trên thế giới trong lăng mộ của mình.
Những bức tượng nhỏ bằng gốm, đất nung đã thay thế người thật trong các lăng mộ cổ đại. Điều này có thể thấy rõ trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng, vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc, người có công thống nhất giang sơn quy về một mối vào năm 221 TCN.
Mỗi một binh sĩ trong đội quân đất nung đều mang một vẻ đẹp và khí chất riêng biệt. Và để tạo nên công trình tuyệt vời này thì phải cần tới hàng trăm nghệ nhân tài hoa thời cổ đại.
Các nhà khảo cổ học rất bất ngờ khi phát hiện đội quân gồm hơn 8.000 bức tượng binh sĩ đất nung với kích thước giống hệt người thật được trang bị với vẻ ngoài dũng mãnh, được cho là để bảo vệ cho cuộc sống ở thế giới bên kia của hoàng đế Tần Thủy Hoàng.
Việc phát hiện ra đội quân đất nung trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng đã cho thấy quyền lực thống trị và tham vọng của vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa. Nhưng thực sự vẫn còn quá nhiều bí ẩn mà các nhà nghiên cứu chưa tìm ra ở lăng mộ hơn 2.000 năm tuổi.
Đã hơn 40 năm kể từ ngày đầu phát hiện, nhưng lăng mộ Tần Thủy Hoàng và đội quân đất nung kỳ lạ vẫn còn rất nhiều ẩn số mà hậu thế vẫn chưa tìm ra lời giải đáp.
Triều đại tiếp theo là nhà Hán. Trong giai đoạn lịch sử này, các vật phẩm sử dụng trong tang lễ ít có tính chất quân sự hơn.
Cụ thể, lăng mộ của Hán Cảnh Đế (trị vì từ năm 157-141 TCN), đã cho thấy một cuộc chuyển giao đáng kinh ngạc về các vật phẩm bồi táng trong tang lễ, khác biệt so với các triều đại trước đó.
Bình rượu được chế tác tinh xảo, phức tạp trong lăng mộ thời nhà Hán.
Theo đó, lăng mộ có chứa nhiều vật phẩm mang giá trị linh hồn, được thiết kế để phản ánh chân thực nhu cầu trong cuộc sống hàng ngày của con người như các tạo tác về lợn, cừu, chó, xe ngựa, chiến xa, cưa, rìu, đục, lò lửa, dụng cụ đo lường.
Thậm chí, còn có cả con dấu để cho các quan lại ở dưới địa phủ sử dụng.
"Cổ vật" nữ cung thủ trên lưng ngựa này có niên đại từ triều đại nhà Đường (thời kỳ xuất hiện nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Hoa), được tìm thấy trong một ngôi mộ ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.
"Gạch nối" vô hình giữa quá khứ và hiện tại
Trong một nền văn hóa phong phú đa dạng và cổ xưa như của Trung Quốc, dòng thời gian từ quá khứ tới hiện tại không bao giờ hoàn toàn suôn sẻ, và sự thực là có vô số ảnh hưởng đã tác động và làm thay đổi quan niệm của người dân ở quốc gia này về thế giới bên kia.
Hình ảnh một con bò bằng gốm được chế tác thời nhà Bắc Ngụy (386-534).
Một số triết gia của Đạo Lão không tin có cuộc sống sau khi chết, trong khi đó, Phật giáo (bắt đầu ảnh hưởng tới tư tưởng của người Hoa vào thế kỷ thứ 2 TCN), đã dẫn nhập quan niệm về sự tái sinh sau khi chết.
Ngoài ra, các tư tưởng về thưởng phạt rõ ràng cũng được "thẩm thấu" từ Phật giáo và Thiên chúa giáo.
Tuy nhiên, nhiều yếu tố của các nền văn hóa sơ khai như triều đại nhà Thương và nhà Chu vẫn còn được thừa nhận qua hàng nghìn năm. Trên thực tế, người Trung Quốc tiếp tục duy trì phong tục thờ cúng tổ tiên và vẫn tưởng tượng về thế giới bên kia thiên hướng nhiều về vật chất.
Trải nghiệm cận tử khiến người ta tin vào các truyền thuyết phổ biến, đại loại như nguyên nhân là do một vị quan trông coi sổ tử ở dưới địa phủ có chút nhầm lẫn và điều này suýt kết liễu một sinh mệnh nếu không kịp phát hiện ra.
Trước khi đội quân đất nung được tạo ra trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng, những người hầu được chế tác bằng gỗ đã được tìm thấy ở trong lăng mộ của một ông vua thời nhà Chu.
Nhà nghiên cứu David Keightley chia sẻ với tôi rằng, cái nhìn truyền thống của Trung Quốc về cái chết đã cho ông một ấn tượng lạc quan. Không có quan điểm về tội lỗi ban đầu, do đó, khi đi vào thế giới bên kia thì không đòi hỏi một sự thay đổi triệt để.
Thế giới này không bị thiếu sót nghiêm trọng, mà cung cấp một mô hình hoàn hảo và phù hợp cho giai đoạn kế tiếp. Ông David cho biết:
"Ở phương Tây, tất cả chỉ là sự tái sinh, cứu rỗi linh hồn. Còn trong truyền thống Trung Quốc, bạn chết nhưng bạn vẫn còn là chính mình như lúc đang còn trên dương thế".
Ông David tin rằng những tư tưởng như trên đã đóng góp vào sự ổn định của xã hội Trung Quốc nhưng cũng tồn tại không ít lạc hậu và bảo thủ.
Những thay đổi của Trung Quốc hiện nay không có gì khác hơn là bảo thủ và điều này gây khó khăn cho người quá cố.
Khu nghĩa địa thường bị tàn phá vì các dự án xây dựng, và nhiều người dân ở nông dân đã chuyển đến sinh sống ở các thành phố, khiến họ không thể trở về quê để tiến hành lễ Thanh Minh.
Thực tế đã có một số thử nghiệm về các hình thức chăm sóc đặc biệt cho "người quá cố" như những trang web kết nối, tạo điều kiện cho con cháu chăm sóc "phần mộ thực sự".
Tuy nhiên, quả là khó khăn để tưởng nhớ về quá khứ tại một đất nước đang thay đổi nhanh chóng và nhiều phong tục truyền thống dần phai nhạt mất.
Mỗi năm ở ngôi làng Xuân Cốc cổ kính, dường như có ít người quay trở lại để cử hành lễ Thanh Minh. Tuy nhiên, ngày lễ đặc biệt này vẫn còn tồn tại và một số người vẫn còn nhớ lại các nghi thức cổ xưa.
Những phần mộ ở làng được tổ chức với mức chính xác "phức tạp", mỗi thế hệ trong một gia tộc có một hàng riêng. Những vật phẩm khi tảo mộ vẫn được chú trọng như thuốc lá, rượu và vàng mã.
Có lẽ một ngày nào đó, những truyền thống này sẽ bị bãi bỏ, nhưng hiện giờ chúng vẫn cung cấp một gạch nối "vô hình" giữa quá khứ và hiện tại.
Người đàn ông trò chuyện với tôi năm ấy
Ba năm sau ngày tham dự lễ Thanh Minh đầu tiên của tôi ở Xuân Cốc, chỉ có bảy người dân làng tiến hành cuộc hành trình leo núi đến khu nghĩa địa.
Ở trên cùng có một phần mộ mới dựng lên ở hàng đầu tiên, được trang trí với một cây đèn cầy có hàng chữ "Vĩnh viễn trẻ trung". Tôi hỏi người hàng xóm là ai được chôn cất ở đó.
Sau 3 năm, tôi lại tham dự ngày lễ đặc biệt ở ngôi làng nhỏ. Ảnh minh họa
Ông ấy đáp lại rằng: "Ngụy Minh Hạc, người mà cậu từng đưa ông ấy về nhà cách đây vài năm. Ông Ngụy mất vào hồi năm ngoái nhưng tôi không nhớ là tháng mấy".
Một người đàn ông khác cùng đi tảo mộ lên tiếng: "Đây là lần đầu tiên chúng tôi ghi dấu về phần mộ của ông ấy".
Một người khác chia sẻ: "Năm ngoái, ông Ngụy đổ đất lên cho các phần mộ của người khác. Và năm nay, chúng tôi đổ đất cho phần mộ của ông ấy".
Tôi nhặt một cái xẻng và sau đó xúc đất đổ thêm vào gò đất của ông Ngụy. Ai đó đã đốt một điếu thuốc "hoa mai đỏ" và gắn nó trên nền đất. Ngụy Minh Hạc sẽ thích điều đó và sẽ đánh giá cao yếu tố thời gian của các nghi thức.
Chúng tôi đã ra về trước bình minh và ít nhất là người quá cố có thêm một năm nữa để có được niềm vui sống trong mái nhà ngói của họ.
Tham khảo nguồn: NatGeo/Ảnh: Ira Block