Hàn Quốc thực sự là một đất nước huyền ảo, sự mê tín từ xa xưa cùng Shaman giáo và phép thuật đã ăn sâu vào máu thịt của người Hàn Quốc. Trên thực tế, không chỉ tổng thống, các chính khách,... và cả người dân Hàn Quốc đều có niềm tin sâu sắc với các nữ pháp sư.
Theo tờ nhật báo Hankyoreh ước tính, số lượng nữ pháp sư ở Hàn Quốc ít nhất là từ 300.000 đến 800.000 người. Nếu dân số hiện tại của Hàn Quốc là 51 triệu người, thì cứ 100 người sẽ có 1 người là pháp sư Shaman. Như vậy, với 50,2% dân số Hàn Quốc là phụ nữ, cứ 50 phụ nữ sẽ có 1 người là nữ pháp sư Shaman. Điều này thật sự bất ngờ.
Bên cạnh đó, thu nhập hàng năm của các pháp sư Shaman và các ngành nghề liên quan lên đến 22 tỷ NDT (hơn 72 tỷ VND).
Pháp thuật thật sự tồn tại?
Các pháp sư và pháp thuật Shaman giáo đã lan truyền rộng rãi đến Đông Bắc Á, Bắc Á và thậm chí là cả Bắc bán cầu. Các pháp sư Shaman giáo của Hàn Quốc giống như các thầy tế trong lịch sử của người dân tộc Mãn ở Đông Bắc Trung Quốc.
Nữ pháp sư Shaman đang làm phép.
Trong các triều đại Triều Tiên, những người nắm quyền tôn trọng các học thuyết Nho giáo và phản đối các vu thuật Shaman vì cho đó là mê tín. Do vậy, vào thời điểm đó các pháp sư phải di chuyển đến các vùng đất xa xôi hẻo lánh, sống gần gũi với những người dân bình dị.
Cuộc xung đột quyết liệt nhất giữa Nho giáo và Shaman giáo đã xảy ra trên đảo Jeju. Một quan chức đã liên tục đập phá hàng trăm ngôi đền Shaman giáo trên đảo Jeju. Nhưng không lâu khi ông ta rời đi, Shaman giáo bắt đầu hồi phục.
Vào cuối thế kỷ 19, các nhà truyền giáo phương Tây khi đến bán đảo Triều Tiên, đã chứng kiến cảnh các pháp sư chữa bệnh dẫn đến chết người. Phản ứng tiêu cực đã xảy ra với các nhà truyền giáo đó.
Các pháp sư Shaman bắt đầu trở thành người quan trọng từ lúc nào?
Đó là khi đất nước của họ bị Nhật Bản chiếm giữ. Vào thời điểm đó, những trí thức xuất sắc của Triều Tiên bắt đầu tìm kiếm thứ gọi là “truyền thống tinh thần của Đại Hàn dân quốc” để chống lại sự xâm lược của Nhật Bản. Họ nhận ra, Nho giáo đến từ Trung Quốc, Phật giáo truyền đến từ Ấn Độ đều bị những kẻ xâm lược đến từ Nhật Bản sử dụng ủng hộ khẩu hiệu “Nhật Hàn là một”, chỉ có pháp sư Shaman là thứ mà chỉ Hàn Quốc có.
Năm 1927, Choe Nam Seon, một nhà sử học và là một lãnh đạo phong trào độc lập ở bán đảo Triều Tiên, đã chỉ ra rằng Dan Gun Jo Seon là tổ tiên của dân tộc Triều Tiên và ông là một vị pháp sư Shaman.
Năm 1936, nhà văn Hàn Quốc Kim Dong Lee, người được biết đến như là “Lỗ Tấn của Hàn Quốc”, đã xuất bản quyển tiểu thuyết “Bức tranh nữ pháp sư” (đã được chuyển thể thành phim điện ảnh “Eul Hwa”, công chiếu vào năm 1979). Nội dung tiểu thuyết kể về câu chuyện đặc biệt của Hàn Quốc: Người mẹ tên Eul Hwa khi phát hiện bản thân có khả năng của một pháp sư Shaman đã đem gửi con trai cho người khác nuôi nấng. Sau đó cô đã nghiên cứu và tiến sâu vào thế giới huyền ảo của Shaman giáo. Kết phim là khi người mẹ giết chết đứa con của mình vì mâu thuẫn trong niềm tin tôn giáo của cả hai, Eul Hwa đã tự sát trong lần cúng tế cuối cùng của mình.
Một nữ pháp sư Shaman đang nhảy tế thần.
Cứ như thế, sự kỳ thị của giới trí thức Nho giáo với Shaman giáo và các pháp sự dần bị xóa bỏ. Trong cuộc chiến với Nhật Bản, vị thế của các Shaman pháp sư liên tục được củng cố và nâng cao, trở thành linh hồn của dân tộc Hàn Quốc, truyền bá rộng rãi trong dân gian.
Trong các truyền thuyết của Shaman giáo thường đề cập đến các khái niệm “thần bảo hộ” và “vạn vật đều có linh hồn”. Theo thống kê từ các học giả Hàn Quốc, có hơn 10.000 vị thần bảo hộ pháp sư Shaman. Các bộ phim truyền hình Hàn Quốc cũng thường xuất hiện các pháp sư Shaman. Bộ phim được giới trẻ yêu thích gần đây “Mặt trăng ôm Mặt trời” có nhắc đến tình yêu tuyệt vời giữa một vị vua và một nàng pháp sư Shaman.
Pháp sư Shaman thường được nhắc đến trong các tác phẩm nghệ thuật. Năm 2012, bộ phim truyền hình "Mặt trăng ôm Mặt trời" xoay quanh chuyện tình giữa một vị vua và một nữ pháp sư Shaman.
Năm 1961, tổng thống Park Jung Hee tiếp quản Hàn Quốc. Nhiều người đã nói giữa ông và các pháp sư Shaman là một đoạn “nghiệt duyên”. Không giống các vị tổng thống tin vào cơ đốc giáo khác, cá nhân Park Jung Hee hướng về “gốc Nhật” và rất dễ đoán được, ông phản đối pháp sư và pháp thuật Shaman. Chính vì vậy, trong phong trào nông thôn mới mà ông thực hiện ngay sau khi nhậm chức, ông buộc người dân phải loại bỏ mê tín dị đoan và phá hủy các đền thờ, tượng thần, miếu thần.
Năm 1967, Lễ hội Gangneung được chính phủ Hàn Quốc chỉ định là di sản văn hóa phi vật thể thứ 13. Lễ hội này đã gây hiểu lầm với cộng đồng mạng Trung Quốc, họ cho rằng Hàn Quốc đã “ăn cắp” lễ hội của xứ sở tỷ dân. Thực tế, hai lễ hội của hai nước là hoàn toàn khác nhau. Năm 2005, Lễ hội Gangneung trở thành di sản văn hóa phi vật thể thế giới, được quốc tế công nhận: “Văn hóa Shaman là linh hồn của Hàn Quốc”.
Hiện nay, các pháp sư Shaman đã sử dụng các lý thuyết âm dương của Trung Quốc để lý giải các sự kiện lớn nhỏ tại Hàn Quốc. Năm 2014, các pháp sư dự đoán đội tuyển Hàn Quốc có thể lọt vào bán kết World Cup tại Brazil. Họ cho rằng, ngũ hành của Brazil là thủy, còn Hàn Quốc là mộc và thủy sinh mộc là tốt cho Hàn Quốc. Nhưng kết quả là năm đó, Hàn Quốc về nước sớm với thành tích tệ nhất vòng bảng và không xuất hiện ở trận bán kết nào. Rõ ràng là các pháp sư Shaman đã chưa tìm hiểu kỹ thuyết ngũ hành của Trung Quốc.
Rất lâu trước khi vụ bê bối "bạn thân can thiệp chính trị" của tổng thống Park Geun Hye được phơi bày, sự tin tưởng nhiệt thành của giới chính khách Hàn Quốc với các pháp sư Shaman được xem là một bí mật "công khai". Mỗi khi gần đến các cuộc bầu cử, các chính khách và nghị sĩ, thậm chí là tổng thống sẽ đến tìm các pháp sư Shaman để xin quẻ bói số mệnh, xem thử xem bản thân mình có phải là người sẽ được bầu hay không.
Trước sự việc tổng thống Park Geun Hye dựa vào các pháp sư để đưa ra chính sách quốc gia, tờ nhật báo Hankyoreh, tờ báo có lượng bán ra rất lớn của Hàn Quốc, đã cho xuất bản bài viết “Vì ‘vụ bê bối chính trị năm 2016’ mà pháp sư Shaman phải chịu đựng sự giễu cợt”, trong đó có đoạn: “Số lượng nữ pháp sư Shaman ở Đại Hàn Dân Quốc là khoảng 30.000 đến 80.000 người. Bất luận là ai thì trước các kỳ thi đều sẽ không uống canh rong biển (canh rong biển biểu thị sự thất bại bởi vì sự trơn bóng của rong biển khiến người ta nghĩ đến 'trơn trượt')". Với ý ám chỉ, dù là các pháp sư Shaman tài giỏi thì họ vẫn như những con người bình thường khác.