Ngành và nghề là hai khái niệm thoạt nghe có vẻ giống nhau nhưng trên thực tế lại hoàn toàn khác nhau. Sự nhầm lẫn giữa ngành và nghề khá phổ biến, đặc biệt là đối với các sĩ tử hoặc bạn trẻ đang trong giai đoạn định hướng nghề nghiệp cho bản thân.
Ngành và nghề, cần hiểu đúng để chọn "chuẩn"
Ngành là lĩnh vực có phạm vi rộng, bao quát nhiều chuyên môn khác nhau, như ngành y tế, giáo dục, xây dựng, kinh tế, Công nghệ thông tin,... Còn nghề gắn liền với một công việc, đòi hỏi người thực hiện phải có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm nhất định. Nghề có phạm vi hẹp hơn ngành và tập trung vào một lĩnh vực chuyên môn cụ thể, như nghề lập trình viên, bác sĩ, nhà báo,...
Dù vậy, giữa ngành và nghề lại có mối tương quan mật thiết. Trong đó, một ngành có thể làm nhiều nghề do khối lượng kiến thức chuyên môn và kỹ năng trong mỗi ngành khá lớn. Chẳng hạn sau khi học ngành ngôn ngữ, bạn có thể làm biên phiên dịch, giáo viên, MC song ngữ,... Đồng thời, một nghề cũng có thể xuất phát từ nhiều ngành, chỉ cần nhân sự đáp ứng được những yêu cầu về kiến thức và kỹ năng. Đơn cử như nghề báo có thể xuất phát từ ngành báo chí, truyền thông, ngôn ngữ, văn học,...
Việc hiểu đúng về ngành, rõ về nghề sẽ giúp các bạn trẻ, nhất là sĩ tử 2k7 đang đứng trước ngưỡng cửa đại học dễ dàng xác định được hướng phát triển phù hợp với bản thân. Từ đó việc chọn trường, chọn ngành học cũng trở nên suôn sẻ hơn.
Nên chọn ngành hay chọn nghề, và làm sao khi bản thân không rõ mình thích gì?
Không có câu trả lời chính xác tuyệt đối rằng nên chọn ngành hay chọn nghề, mà điều này tùy thuộc vào từng cá nhân và trường hợp cụ thể. Nếu bạn đã có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, thật sự biết mình thích công việc như thế nào, hãy chọn ngành học phù hợp để đạt được mục tiêu đó. Còn nếu bạn chưa biết mình muốn làm gì trong tương lai, hãy chọn một ngành học dựa trên với sở thích và thế mạnh bản thân trước, rồi dần khám phá nghề nghiệp phù hợp sau trong quá trình học tập.
Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn nhận ra bản thân mình thật sự yêu thích và đam mê điều gì. Dưới đây là một số cách tham khảo để bạn có thể bước đầu định hướng được ngành – nghề phù hợp.
Hãy ngồi xuống và nghiêm túc lập một danh sách những điều bạn cảm thấy thoải mái và tự tin thực hiện, từ đó khoanh vùng ngành – nghề phù hợp.
Nếu vẫn thấy khó khăn khi "điểm mặt gọi tên" thế mạnh của chính mình, hãy nhờ gia đình, bạn bè, đặc biệt là thầy cô tư vấn và đưa ra lời khuyên dựa trên kinh nghiệm của họ. Bởi đôi khi, người xung quanh dễ dàng nhìn ra điểm mạnh của bạn hơn, thậm chí là những điểm bạn chưa từng nhận ra.
Ngoài ra, hãy tìm hiểu kỹ về ngành, nghề bạn thấy hứng thú trên các trang thông tin uy tín, nhất là những chuyên trang hướng nghiệp hoặc cẩm nang tuyển sinh của trường đại học. Thông tin từ những đơn vị giáo dục luôn chính xác, khách quan và chuyên sâu để bạn không bị lạc lối giữa "ma trận" thông tin khác trên mạng.
Đặc biệt, bạn cũng có thể thực hiện những bài trắc nghiệm định hướng nghề nghiệp để xem mình phù hợp với tính chất ngành, nghề nào, sau đó đối chiếu với mong muốn của bản thân. Nên chọn những trang trắc nghiệm uy tín, ưu tiên nguồn từ các trường đại học để đảm bảo chất lượng kết quả.
Biết mình, hiểu ngành, chọn chuẩn nghề cùng Cẩm nang tuyển sinh ĐH Phương Đông
Tin hot 1000 độ đây này các sĩ tử ơi, các bạn đã sẵn sàng đón siêu phẩm cực cháy từ nhà Phương Đông chưa? Sau bao năm nghiên cứu, lắng nghe và tổng hợp, một trang Cẩm nang tuyển sinh "đỉnh cao" sắp sửa trình làng! Đây chính là "bảo bối" cứu cánh mùa thi, giúp các bạn nắm chắc trong tay mọi thông tin quan trọng đó nha.
Từ lộ trình tuyển sinh từ A-Z cập nhật các cột mốc thời gian quan trọng cho kỳ thi tốt nghiệp 2025 để bạn trẻ không lo bỏ sót cột mốc quan trọng nào, đến những tips ôn luyện siêu hiệu quả giúp 2k7 học thông minh, đỡ tốn sức mà vẫn đạt điểm cao đều được trường ĐH Phương Đông gửi gắm hết trong Cẩm nang tuyển sinh 2025 sắp trình làng trong tháng 4 này.
Công thức chọn ngành: Hiểu bản thân và chọn đúng ngành, chính là tương lai rực rỡ
Đặc biệt, trang Cẩm nang tuyển sinh còn tích hợp bài trắc nghiệm "Giải mã đam mê - Chọn ngành chuẩn gu" dựa trên tính cách, sở thích, điểm mạnh của từng thí sinh.
Chọn ngành học, tưởng dễ mà khó, tưởng khó mà… giờ đây quá dễ! Với bài trắc nghiệm "Khám phá bản thân – Chọn ngành học phù hợp" được tích hợp ngay trong trang Cẩm nang tuyển sinh. Sĩ tử sẽ có ngay bản đồ định hướng ngành nghề phù hợp cho từng đáp án trắc nghiệm của bản thân mình.
Nếu bạn đang băn khoăn về kỳ thi, phân vân chọn ngành, hay đơn giản là cần một "quyển sách gối đầu" mùa tuyển sinh – thì "chiếc" Cẩm nang tuyển sinh chính là câu trả lời hoàn hảo dành cho các bạn 2K7 đấy!
Hãy luôn theo dõi Fanpage Đại học Phương Đông để không bỏ lỡ ngày ra mắt chiếc Cẩm nang tuyển sinh thần kỳ.