“Một kẻ hạnh phúc là một kẻ mãn nguyện với cuộc sống của mình, bất kể đó là cuộc sống với tư cách vợ, chồng, cha, mẹ, hay thậm chí một nhà sư…” – PGS Đại học Khoa học Ứng dụng Amsterdam (Hà Lan) Nguyễn Phương Mai giải thích vì sao chị không coi lựa chọn làm vợ, làm mẹ là một “nữ quyền” nhất thiết cần thụ hưởng.
Khi ngắm nhìn hạnh phúc làm vợ, làm mẹ của những người bạn đồng trang lứa, cảm giác của chị? Có lúc nào chị nghĩ tới cái giá phải trả cho những gì mình đã lựa chọn: Một chỗ dựa lúc tuổi già (về cả ý nghĩa tinh thần), chẳng hạn?
Ồ, tôi không nghĩ đó là "cái giá phải trả", đơn giản vì tôi không HY SINH lựa chọn này nhằm có được lựa chọn kia. Giữa bánh nếp và bánh tẻ, tôi thích bánh tẻ hơn nên ăn bánh tẻ, có thế thôi. Nếu giả sử tôi thích cả bánh nếp lẫn bánh tẻ thì tôi sẽ xơi tái cả hai không thương tiếc.
Một người phụ nữ không nhất thiết phải là một người vợ hoặc một người mẹ. Nếu lấy khái niệm "vợ" và "mẹ" để định nghĩa phụ nữ thì hoá ra tôi và hơn 3 tỷ kẻ khác trên đời này sinh ra chỉ để làm một chức năng cho đàn ông và là cái máy đẻ thôi sao? Một kẻ hạnh phúc là người mãn nguyện với cuộc sống của mình, bất kể đó là cuộc sống với tư cách vợ, chồng, cha, mẹ, hay thậm chí một nhà sư.
Trong khi chị từ chối hạnh phúc làm mẹ thì có một người nổi tiếng đồng trang lứa với chị là Hoa hậu Nguyễn Thu Thủy, lại chọn hình thức single mom cho lần sinh con thứ 2 của mình. Không ít cô gái 7X, 8X khác cũng đã chọn con đường này để được nếm trải hạnh phúc làm mẹ. Chị thấy mình hay họ mới là người dũng cảm?
Việc chọn lựa trở thành single mom là điều đáng khâm phục, nhất là trong một xã hội còn nhiều định kiến như Việt Nam. Tôi khâm phục bất kể ai, phụ nữ cũng như đàn ông, dám suy nghĩ, dám cân nhắc và dám tự quyết định cuộc sống của mình. Sống trong một xã hội mà ai cũng tự cho mình quyền phán xét, thì khi bạn đi ngược chiều gió, dù chả đâm vào ai, cũng dễ bị người đời chửi rủa rằng: "Sống không giống như tao thì bụi vào mắt thật là đáng kiếp". Đôi khi, sự phản đối của xã hội phản ánh sự lo sợ và ghen tị. Cơ chế tự bảo vệ sẽ khiến một số kẻ quay sang rủa sả cho bõ tức, như một cách để trấn an bản thân là "mình đúng, nó sai".
Hạnh phúc được làm mẹ là quyền cơ bản của con người. Tôi cho rằng đàn ông cũng xứng đáng được hưởng niềm vui hân hoan với một đứa trẻ để bế bồng chăm sóc mà không phải miễn cưỡng gắn nó với cuộc sống phu thê. Đây là điều mà phong trào bình đẳng giới ở phương Tây đang mạnh mẽ đề cập. Xã hội phân biệt giới tính khiến cho không những phụ nữ phải chịu thiệt thòi mà đàn ông cũng bị đeo vào cổ những định kiến nặng nề. Tôi thương những người đàn ông muốn rơi nước mắt mà phải nuốt vào trong vì người đời cho rằng đàn ông thì phải mạnh mẽ. Tôi thương những người đàn ông muốn dành thời gian chăm sóc gia đình nhưng lại sợ bị bạn bè dè bỉu vì làm công việc đàn bà.
Tôi thương những người đàn ông muốn thoả chí tang bồng nhưng lại bị gia đình ép vào cuộc sống gia đình để có con nối dõi. Tôi thương những người đàn ông bị xã hội mặc định phải bia rượu, phải thành công, phải thành danh, phải vinh thân phì gia, phải là niềm vinh dự, phải cáng đáng gánh nặng chi tiêu... thì mới là đàn ông. Chúng ta đáng thương biết bao khi cứ phải bóp méo cuộc đời mình đi để cho vừa với cái khuôn định kiến. Và khi cuộc đời đã méo mó rồi thì hoặc là tiếp tục chịu đựng, hoặc biến thành con cáo, chỉ vào chùm nho mà than rằng "nho còn xanh lắm".
Chị yêu bản thân mình vào lúc nào nhất?
Mỗi sáng mai thức dậy, tôi đều có may mắn được mở hai hộp quà, đó đôi mắt của chính mình. Tôi yêu bản thân mình rất nhiều lần trong ngày, từ khi mở hai món quà cha mẹ ban cho, đến khi vén rèm phòng ngủ và thấy ánh nắng tràn vào, khi tôi có một khoá đào tạo hay, khi gặp lại một đồng nghiệp cũ... Tôi yêu bản thân cả những lúc nhận ra rằng mình sai, vì ít ra còn biết sai mà sửa. Tôi nghĩ yêu bản thân cũng là yêu cuộc sống của chính mình. Và nếu cuộc sống ấy là một hành trình mà bạn tự tay vun vén, lựa chọn, dựng xây với tất cả những khao khát và đam mê của mình, thì mỗi nhành cây ngọn cỏ bên đường, mỗi cơn giông bão hay thậm chí những lần vấp ngã cũng đều là cái cớ để bạn yêu bản thân mình hơn, vì hiển nhiên là bạn đang Sống, với chữ S viết hoa, chứ không chỉ tồn tại.
“Tôi yêu bản thân cả những lúc nhận ra rằng mình sai, vì ít ra còn biết sai mà sửa”
(*) Nguyễn Phương Mai bắt đầu viết báo năm 15 tuối, xuất bản cuốn sách đầu tiên năm 17 tuổi, trở thành một trong những thư ký toà soạn trẻ nhất Việt Nam năm 24 tuổi. Chị đã đặt chân đến hơn 100 quốc gia, và xuất bản hai cuốn sách “Tôi là một con lừa” và “Con đường Hồi giáo”.. Chị hiện là PGS tại ĐH Khoa Học Ứng Dụng Amsterdam (Hà Lan), đồng thời là đối tác của nhiều công ty đa quốc gia với các khoá đào tạo về Quản trị đa văn hoá (diversity management), văn hóa doanh nghiệp và online marketing…
Có thể là một câu hỏi kỳ cục: Liệu chúng ta có là một giống loài đặc biệt? Hạnh phúc là được đi con đường riêng của mỗi người, dù đó có là ngược chiều.
Không phải vì ta khát khao một sự khác biệt. Vì khi một người không biết rõ họ là ai, họ muốn gì, thì chẳng thể nào biết người ta nhĩ gì về mình.
Vậy ta chọn đi con đường riêng với sự tư tin từ những trải đời sâu sắc.
Xu hướng đến và đi. Nhưng nó không dành cho ta. Ta chọn sự tiến hoá là một cuộc cách mạng. Ta đón chào những thay đổi theo cách riêng của mình.
Tuyên ngôn của người Vespa:
"Một cái tôi sâu sắc" chính là dấu ấn dễ nhận thấy của người đi Vespa.
Vespa, biểu tượng của thời trang và phong cách Ý, được một số nghệ sĩ, nhà thiết kế Việt Nam chọn làm nhân vật trong dự án tôn vinh người phụ nữ mang tên NÀNG, được kể bằng những câu chuyện và hình ảnh hấp dẫn.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY.