Nữ luật sư nhận là nguyên mẫu của kẻ đeo bám trong phim Baby Reindeer công khai danh tính, dọa kiện Netflix tội phỉ báng

ÁI VI, Theo Phụ nữ số 11:35 05/05/2024

Một nữ luật sư người Scotland đã công khai thừa nhận mình là phiên bản đời thực của kẻ đeo bám Martha Scott trong loạt phim hài đen đang làm mưa làm gió toàn cầu Baby Reindeer.

Fiona Harvey, luật sư người Scotland, đang đối mặt với những thách thức lớn sau khi series "Baby Reindeer" của Netflix phổ biến khắp thế giới. Bà Harvey, từng là một người không mấy nổi tiếng và được bảo vệ danh tính bởi truyền thông, giờ đây đã trở thành tâm điểm chú ý sau khi bị khán giả nhận diện là nguyên mẫu đời thực của kẻ đeo bám đáng sợ Martha Scott trong series.

Nữ luật sư Fiona Harvey tự nhân mình chính là người mà nhà sáng tạo Richard Gadd miêu tả trong phim qua nhân vật Martha Scott.

Những rắc rối bắt đầu khi nhân vật Martha trong "Baby Reindeer" được miêu tả là một người phụ nữ đã bị kết án tù 4 năm rưỡi trước khi đeo bám nghệ sĩ hài Richard Gadd. Tuy nhiên, thực tế mà Harvey muốn công chúng biết đến là bà chưa từng phải thụ án tù và mọi cáo buộc đều là bịa đặt.

Bà Fiona Harvey, người có bằng luật từ Đại học Aberdeen, không chỉ phải đối mặt với danh tiếng bị tổn hại mà còn là những hậu quả từ việc bị công chúng hiểu nhầm. Bà bày tỏ quyết tâm sẽ tự đứng ra bảo vệ mình trước pháp luật, với niềm tin vào khả năng chuyên môn của bản thân như một luật sư có năng lực.

Trong series, Martha còn được mô tả là người đã gửi cho Gadd hơn 40,000 email, 350 giờ tin nhắn thoại, 744 tweet, 46 tin nhắn Facebook, và 106 trang thư từ. Netflix cũng đã xác nhận tất cả email và tin nhắn xuất hiện trong phim đều là tư liệu thật được cung cấp bởi chính Richard Gadd, cũng chính là nạn nhân của sự đeo bám đáng sợ.

Nữ luật sư nhận là nguyên mẫu của kẻ đeo bám trong phim Baby Reindeer công khai danh tính, dọa kiện Netflix tội phỉ báng - Ảnh 2.

Richard Gadd - người thủ vai chính mình với tên hư cấu Donny Dunn trong phim.

Sự ám ảnh và quấy rối này khiến cho Donny Dunn (phiên bản hư cấu dựa trên trải nghiệm đời thực của Richard Gadd) trải qua một cơn ác mộng kéo dài ba năm. Khán giả được dẫn dắt qua một loạt sự kiện căng thẳng và đầy kịch tính trong đó Martha gửi các thông điệp bất tận và ám ảnh Donny. Tuy nhiên, bà Harvey một lần nữa khẳng định tất cả chỉ là hư cấu và bà không hề sở hữu một chiếc iPhone để gửi bất kỳ email nào như cách mà nhân vật Martha đã làm trong phim.

Sự phân biệt giữa hiện thực và hư cấu ngày càng trở nên mơ hồ khi người xem sử dụng kỹ thuật "jigsaw identification" để ghép những mảnh ghép thông tin và xác định Harvey là người đằng sau nhân vật Martha.

Một bài đăng trên mạng xã hội từ năm 2014 của bà Harvey đã trở thành điểm mấu chốt khi có nội dung tương tự với lời thoại trong phim, khiến cộng đồng mạng liên kết bà với nhân vật trong series. Điều này không chỉ dẫn đến hiểu lầm rộng rãi về nhân thân của bà mà còn ảnh hưởng đến cảm xúc và an ninh cá nhân khi bà Harvey nhận được những mối đe dọa từ những kẻ tin rằng những diễn biến trong series là sự thật.

Nữ luật sư nhận là nguyên mẫu của kẻ đeo bám trong phim Baby Reindeer công khai danh tính, dọa kiện Netflix tội phỉ báng - Ảnh 3.

Ngoài ra chi tiết nhân vật Donny tìm thấy thông tin Martha từng bị kết án 4,5 năm tù do vu cáo một cặp vợ chồng ngược đãi đứa con nhỏ mắc bệnh hiếm của mình cũng tương đồng với quá khứ của bà Harvey khi bà này cũng từng bị kiện vì vu cáo vợ chồng nghị sĩ Jimmy Wray và nữ luật sư Laura Wray.

Bản thân bà Fiona Harvey cũng tự thừa nhận mình chính là nguyên mẫu của nhân vật Martha Scott qua một loạt bài đăng trên mạng xã hội của bà.

Rory Lynch, một luật sư chuyên về bôi nhọ và quyền riêng tư tại Gateley Legal, cho rằng Harvey có lý do chính đáng để khởi kiện, đặc biệt khi những thông tin riêng tư đã không được bảo vệ một cách cẩn trọng.

"Baby Reindeer" của Clerkenwell Films, một công ty thuộc sở hữu của BBC Studios, đã tạp nên một làn sóng cảm xúc mạnh mẽ trên mạng xã hội và gây chú ý ở nhiều quốc gia, trong đó có cả sự quan tâm của nhà văn kinh dị huyền thoại Stephen King.

Theo Daily Record