Người trẻ ngày nay có kiến thức và thông tin dễ dàng trong thời đại 4.0. Họ cũng chủ động hơn trong việc cập nhập kiến thức, sớm có công việc và thu nhập ổn định. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc họ có thể quản lý tài chính cá nhân hợp lý. Bài toán không mới nhưng chưa bao giờ cũ mà người trẻ vẫn luôn loay hoay đi tìm "đáp án đúng".
Vậy làm thế nào để không còn tình trạng "hết tiền vào cuối tháng" hay "chẳng biết tiền đi đâu mà hết".
Tìm kiếm phương án quản lý tài chính phù hợp
Nói về phương pháp quản lý tài chính cá nhân thì chắc nổi tiếng nhất là phương pháp Jars (cái hũ) được phát minh bởi T. Harv Eker (tác giả quyển Secret of Millionaire Mind). Gọi là phương pháp "cái hũ" bởi vì tiền của bạn sẽ được chia đều cho 6 cái hũ tượng trưng cho 6 tài khoản cá nhân như sau: NEC – tài khoản chi tiêu cần thiết 55%, LTSS – Tài khoản tiết kiệm tiêu dùng cho tương lai 10%, UDU – Tài khoản giáo dục 10%; FFA – tài khoản tự do tài chính 10%; PLAY – tài khoản hưởng thụ 10%, GIVE – tài khoảng từ thiện 5%.
Một số cách đơn giản hơn, quy tắc 50-30-20 bao gồm dành ra 50% khoản tiền bạn kiếm được cho các nhu cầu thiết yếu, 30% cho những thứ bạn "muốn" và 20% để cho bạn trong tương lại. Các quy tắc chi tiêu bạn có thể tham khảo từ nhiều nguồn và điều chỉnh cho phù hợp với cuộc sống của mình.
Chờ 24 giờ trước khi bạn quyết định chi tiền cho một thứ gì đó
Quy tắc 24 giờ là lời khuyên hữu ích cho những khoảnh khắc bạn "cao hứng" muốn mua sắm những món đồ bạn thích. Sau 24 giờ bạn vẫn muốn có hoặc cần phải có chúng, bạn có thể quyết định mua món đồ đó. Quy tắc đơn giản này giúp nhiều người nhận ra đó có thực sự là món đồ cần thiết với bản thân mình hay là mua sắm theo cảm hứng. Tính toán kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định cũng là một điều cần thiết để bạn kiểm soát các khoản chi tiêu của mình.
Lên kế hoạch tài chính dài hạn
Bạn hãy tự đặt cho mình những mốc mục tiêu dài hạn như sau 1 năm, 3 năm, 5 năm với những mong muốn và lên kế hoạch biến ước mơ thành sự thật. Thành công chỉ khi bạn thật sự có khao khát và tham vọng, cùng lộ trình rõ ràng để phấn đấu, kiên trì và không "cả thèm chóng chán".
Mua bảo hiểm nhân thọ càng sớm càng tốt
Người trẻ thường có thói quen chi tiêu trước, còn bao nhiêu mới tiết kiệm. Bảo hiểm nhân thọ giúp bạn phải chi tiêu có kế hoạch khi hàng tháng cần đóng vào một khoản nhất định duy trì trong nhiều năm. Có bảo hiểm nhân thọ khi còn sớm là sự chuẩn bị để giúp bạn tiết kiệm và bảo vệ tài chính tốt hơn trong suốt chặng đường về sau.
Và bạn không thể ngờ được trước lợi ích to lớn khi mua bảo hiểm nhân thọ càng sớm càng tốt.
Khi bạn còn trẻ và khỏe mạnh, bạn có thể mua bảo hiểm dễ dàng với mức chi phí rẻ. Phí bảo hiểm được tính theo các cơ sở độ tuổi, giới tính, tỷ lệ rủi ro... Tuổi trẻ đồng nghĩa tỷ lệ rủi ro về bệnh hiểm nghèo, tử vong thấp nên mức phí dành cho người trẻ vô cùng ưu đãi. Nếu bạn đóng bảo hiểm năm 25 tuổi, bạn có đến 50 năm được bảo vệ. Các sản phẩm bảo hiểm trên thị trường đa số có quyền lợi bảo vệ sức khỏe đến 70 hoặc 75 tuổi.
Đặc biệt, việc các công ty bảo hiểm hợp tác với ngân hàng phân phối bảo hiểm (bancassurance) giúp người trẻ càng dễ dàng tiếp cận dịch vụ bảo hiểm, chủ động hoạch định kế hoạch tài chính trong dài hạn và tương lai.
Mới đây Ngân hàng TPBank và Sun Life công bố hợp tác phân phối bảo hiểm kéo dài 15 năm, được cho là thêm lựa chọn cho người trẻ, giúp bạn có thể dễ dàng tiếp cận các giải pháp bảo hiểm toàn diện bên cạnh các gói sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện có mà chỉ cần đến một điểm giao dịch duy nhất.