Nỗi cay đắng và sự giày vò của người phụ nữ lỡ mang "giọt máu" của tên cưỡng hiếp mình: "Nhìn vào mắt con trai tôi thấy kẻ đã hại đời mình"

L.T, Theo Pháp luật và bạn đọc 10:47 14/10/2020

Bị cưỡng hiếp là nỗi đau đớn tủi nhục khó có thể xóa nhòa đối với bất kỳ cô gái nào. Vậy mà có những con người bất hạnh phải mang nỗi ám ảnh ấy suốt cuộc đời vì lỡ mang "giọt máu" của chính kẻ đã làm tan nát cuộc đời mình.

Lời tựa: Catherine (tên đã được thay đổi để đảm bảo quyền riêng tư) là một cô gái sống ở Anh. Cô đã mang thai sau khi bị cưỡng hiếp bởi một người đàn ông mà cô coi là bạn. Trong bài viết chia sẻ này, cô đã giải thích lý do tại sao mình quyết định sinh đứa trẻ và việc khó khăn khi nhìn vào mắt con trai mình.

Đau đớn vì bị người mà mình coi là bạn...cưỡng hiếp

Tôi là một bà mẹ đơn thân của 2 đứa trẻ. Tôi biết mặt người đàn ông đã cưỡng hiếp tôi. Chúng tôi làm bạn được khoảng 2 năm thông qua một người bạn chung và sau đó chỉ coi nhau như bạn bè. Một tình bạn đơn giản, bình thường. Không hơn thế!

Dù là bạn khác giới nhưng tôi khá cởi mở với anh ta và thường đem chuyện riêng tư thầm kín của mình ra để giãi bày. Tôi từng kể với anh ta rằng tôi không tìm kiếm một mối quan hệ dưới bất kỳ hình thức nào - tôi muốn sống một mình - và tôi rất vui khi có một tình bạn đẹp như với anh ta.

Nỗi cay đắng và sự giày vò của người phụ nữ lỡ mang giọt máu của tên cưỡng hiếp mình: Nhìn vào mắt con trai tôi thấy kẻ đã hại đời mình - Ảnh 1.

Vậy mà, hôm đó, khi tôi đến nhà anh ta. Anh ta đột nhiên chạm vào người tôi. Tôi có cảm giác giật mình như công tắc điện bị bật vậy. Trong nháy mắt, cơ thể vạm vỡ của anh ta đã ghì tôi xuống và tôi không còn cách nào để kháng cự. Tôi bất lực. Bất lực như thể toàn bộ cơ thể mình đột ngột bị đóng băng, sợ hãi bủa vây. Sau khi đã "xong việc", anh ta lẳng lặng đi ra ngoài mà không nói lời nào.

Tôi đi bộ về nhà. Tôi đã bị thương nhưng cũng chẳng biết đau đớn là gì nữa. Tôi lao như một "con điên" và chỉ ước như cả thế giới là của riêng mình.

Trước khi đi, tôi gửi con cho hàng xóm. Khi tôi về đến nhà, căn nhà trống rỗng. Nhìn con ngủ, tôi thấy nhẹ nhõm phần nào. Tôi không nói chuyện với ai cả. Tôi cảm thấy mình sẽ bị đánh giá và mọi người sẽ nói rằng tôi đã cố tình đặt mình vào vị trí đó, hoặc đó là lỗi của tôi.

Nỗi cay đắng và sự giày vò của người phụ nữ lỡ mang giọt máu của tên cưỡng hiếp mình: Nhìn vào mắt con trai tôi thấy kẻ đã hại đời mình - Ảnh 2.

Hình minh họa

Trong phút chốc, tôi nghĩ rằng điều này không thực sự được tính là hiếp dâm vì tôi quen anh ta. Tôi không báo cảnh sát vì lý do đó.

Ngày hôm sau, tôi muốn hỏi anh ta tại sao, điều này nghe có vẻ khá kỳ lạ phải không? Anh ta hồn nhiên tuyên bố đã mất trí nhớ tạm thời. Anh ta không phủ nhận chuyện đã xảy ra nhưng nói rằng mình đã mất trí nhớ và không còn nhớ gì về chuyện đó.

Tôi chẳng còn biết phải nói gì nữa. Tôi im lặng. Tôi vốn chỉ quan tâm đến con tôi và tôi nghĩ mình nên tập trung đến con.

Quyết định can đảm giữ con ở lại với thế giới

Khi tôi biết mình có thai, tôi đã nói với anh ta. Tôi không nghĩ đến việc phá thai. Tôi biết đó là một lựa chọn, tôi không bài xích việc phá thai một chút nào cả vì tôi nghĩ đó là lựa chọn của mỗi người thôi. Nhưng cá nhân tôi cảm thấy rằng hành động giết chết đứa bé thực sự sẽ làm cho mọi chuyện tồi tệ hơn và sau đó bản thân sẽ thấy khó sống hơn là đương đầu với những khó khăn khi có thêm một đứa con.

Nỗi cay đắng và sự giày vò của người phụ nữ lỡ mang giọt máu của tên cưỡng hiếp mình: Nhìn vào mắt con trai tôi thấy kẻ đã hại đời mình - Ảnh 3.

Thực ra thì tính toán của tôi ích kỷ lắm, tôi không nghĩ đến mạng sống của đứa bé mà nghĩ đến bản thân nhiều hơn. Việc giết một đứa trẻ khiến tôi không suy nghĩ nhiều bằng việc sinh nó ra sẽ gây tổn hại cho tôi nhiều hơn.

Mọi người xung quanh luôn nhìn tôi với ánh mắt tò mò khi biết tôi đang mang thai trong tình trạng của một bà mẹ đơn thân, và tôi cũng không đưa ra bất kỳ lời giải thích nào về lý do tại sao tôi bỗng dưng có thai.

Tôi cảm nhận được ánh mắt mọi người đang nhìn chằm chằm vào tôi và biết rằng họ đang thì thầm sau lưng. Tôi không muốn nói với mọi người rằng tôi đã bị cưỡng hiếp. Tôi có thể nói rằng đó là kết quả của thứ tình một đêm hoặc thứ gì đó tương tự, chẳng hay ho gì nhưng còn tốt hơn là kể rằng mình bị cưỡng hiếp. Nếu bạn thích, đó là một lựa chọn dễ dàng hơn - để mọi người tin vào bất cứ điều gì họ muốn.

Tôi cũng không bao giờ muốn con tôi bị đánh giá bởi bất kỳ ai, bởi vì tôi không muốn "hiếp dâm" trở thành cái mác gắn vào cuộc đời con tôi. Và nếu mọi người biết, thì điều đó sẽ ảnh hưởng đến cách họ đối xử với con tôi. Có thể nói, con trai tôi chính là nguồn sức mạnh giúp tôi có thể đương đầu với bất kỳ sóng gió nào.

Nỗi cay đắng và sự giày vò của người phụ nữ lỡ mang giọt máu của tên cưỡng hiếp mình: Nhìn vào mắt con trai tôi thấy kẻ đã hại đời mình - Ảnh 4.

Khi tôi lần đầu tiên nhìn thấy đôi mắt của thằng bé mới chào đời, tôi cảm thấy ớn lạnh và ký ức về lần bị cưỡng hiếp ấy lại hiện về rõ mồn một.

Thằng bé càng lớn, đôi mắt đó càng giống bố hơn. Và một trong những điều tôi nhớ nhất về lần bị cưỡng hiếp ấy chính là đôi mắt. Tôi nghĩ rằng điều này cũng không phải là hiếm đối với những người từng rơi vào hoàn cảnh như tôi.

Tôi có thể đặt tay lên trái tim mình và tự nhủ rằng sự ra đời của thằng bé sẽ không ảnh hưởng đến mối quan hệ của mẹ con tôi, chắc chắn không.

Điều duy nhất tôi luôn phải nhắc nhở với bản thân là, nếu tôi bị ám ảnh bởi ánh mắt của thằng bé - và ngay cả bây giờ nếu tôi thấy cách cư xử kỳ quặc của đứa con có giống bố nó đi chăng nữa thì thằng bé cũng chẳng có lỗi gì trong chuyện này.

Tôi đã hoàn toàn yêu con trai tôi, kể từ khi thằng bé được sinh ra.

Chưa bao giờ hối hận vì đã giữ lại đứa con của mình

Trong trường hợp này, nếu bạn đem con mình cho người khác nuôi thì phần đời còn lại của bạn sẽ sống trong sự giày vò. Và nếu bạn chọn sinh con và tiếp tục sống thì mọi thứ cũng sẽ bị đảo lộn. Dù là quyết định gì, luôn luôn sẽ có thiệt hại, chỉ có điều là ít hay nhiều mà thôi. Và cách hạn chế thiệt hại là gì?

Nỗi cay đắng và sự giày vò của người phụ nữ lỡ mang giọt máu của tên cưỡng hiếp mình: Nhìn vào mắt con trai tôi thấy kẻ đã hại đời mình - Ảnh 5.

Điều đó còn phụ thuộc ở bản thân bạn và cả đứa trẻ. Sẽ rất sai lầm nếu tôi sinh đứa bé này và sau đó không thể nuôi nó, không thể cho nó tình yêu thương, sự nuôi dưỡng và gắn bó mà nó cần. Đó sẽ là một sai lầm thứ hai. Dù tôi luôn cảm thấy cô đơn và khó khăn khi đối diện với cú sốc này, nhưng sự xuất hiện của con trai trong cuộc đời khiến tôi thấy nhẹ nhõm đi phần nào.

Lựa chọn khác nhau của những cô gái là nạn nhân hiếp dâm

Nhiều nạn nhân bị hãm hiếp khi tuổi đời còn rất trẻ. Việc họ mang thai kẻ hãm hiếp mình là điều không ai mong muốn. Có nhiều người lựa chọn việc phá thai, nhưng có số khác bị sảy thai và họ cảm thấy "vui" vì điều đã sảy thai.

"Tôi đã mang thai ở tuổi 13 sau khi bị cưỡng bức và tôi đã bị sảy thai. Điều này khiến tôi vơi đi phần nào nỗi sợ hãi, ám ảnh", một người phụ nữ chia sẻ.

Một người phụ nữ khác tiết lộ rằng cô rất vui mừng khi đã mang thai sớm vì bây giờ cô đã bị vô sinh. "Tôi mang thai ở tuổi 14 sau khi bị hiếp dâm. Tôi đã giữ và sinh ra đứa trẻ. Tôi hạnh phúc và cảm thấy may mắn vì được làm mẹ sớm. Bởi lẽ, hiện tại, bác sĩ chẩn đoán tôi đã bị vô sinh".

Nhưng đối với một người phụ nữ khác, sự hiện diện của con trai như là lời nhắc nhở hàng ngày một cách đáng sợ về kẻ đã hãm hiếp mình. "Tôi bị hãm hiếp khi tôi 17 tuổi, tôi đã mang thai. Con trai tôi giống hệt kẻ đó và không hiểu sao tôi có cảm giác sợ con mình".

Đối với một người mẹ khác, con trai cô không giống với người đàn ông đã tấn công cô. Cô nói: "Tôi đã bị cưỡng hiếp năm 18 tuổi rồi sinh ra con trai tôi. Giờ thằng bé đã 11 tuổi. Tôi vô cùng tự hào về con trai. Rất may khi con không hề giống với kẻ đã cưỡng hiếp tôi".

Nguồn: Steemit, Dailymail