Những sự thật thú vị về Trái đất mà môn Địa Lý chưa dạy bạn

Mạnh Quân, Theo Helino 14:00 23/03/2018
Chia sẻ

Trái đất là hành tinh rất đặc biệt trong vũ trụ, tồn tại sự sống và rất nhiều điều bí ẩn mà con người chúng ta chưa khám phá hết.

Trái đất có hình một quả cầu dẹt

Trái đất gần giống hình cầu, có các cực dẹt và đường xích đạo phình ra. Với Trái đất, việc phồng ra này là do sự luân chuyển của các hành tinh. Điều này có nghĩa là khoảng cách từ cực này đến cực khác khoảng 43km ngắn hơn so với đường kính đi qua xích đạo của Trái đất. Mặc dù ngọn núi cao nhất trên Trái đất là đỉnh núi Everest, nhưng thực tế nếu tính từ tâm của Trái đất thì ngọn núi Chimborazo ở Ecuador mới là cao nhất.

Mọi người luôn cho rằng Trái đất là một hình cầu. Thực tế, điều này chỉ được khoa học chấp nhận vào giữa thế kỷ thứ 6 TCN và thời hiện đại. Còn hiện nay, nhờ có thiên văn học hiện đại và du hành vũ trụ mà các nhà khoa học đã tìm ra rằng Trái đất có hình dạng giống một quả cầu dẹt (được biết đến như hình phỏng cầu dẹt).

Những sự thật thú vị về Trái đất mà môn Địa Lý chưa dạy bạn - Ảnh 1.

Nước chiếm 70% bề mặt Trái đất

70% hành tinh của chúng ta được bao phủ là nước, còn 30% là lớp vỏ rắn nằm trên mực nước biển. Vì vậy, đó là lý do tại sao nó được gọi là "lớp vỏ lục địa". Các nhà du hành vũ trụ lần đầu tiên đi vào không gian, quan sát Trái đất bằng mắt thường gọi Trái đất với biệt danh là "Hành tinh Xanh" - Blue Planet.

Trái đất quay quanh trục không mất đến 24 giờ

Trái đất quay quanh trục của nó chỉ mất 23 giờ, 56 phút và 4 giây – các nhà thiên văn học gọi đó là một "ngày Thiên văn". Không có nghĩa là một ngày của chúng ta sẽ ngắn hơn 4 phút. Thời gian thừa sẽ được cộng dồn vào từng ngày, từng tháng - ngày là đêm và đêm là ngày.

Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời. Mỗi ngày, Mặt Trời chuyển động lệch so với những ngôi sao trên bầu trời khoảng 1 độ so với kích thước của Mặt Trăng trên bầu trời. Và như vậy, nếu cộng thêm chuyển động từ Mặt Trời thì chúng ta sẽ thấy rằng Trái đất quay quanh Mặt trời cũng giống như đang quay quanh trục của nó, sẽ mất tổng thời gian là 24 giờ.

Những sự thật thú vị về Trái đất mà môn Địa Lý chưa dạy bạn - Ảnh 2.

Một năm trên Trái đất không phải là 365 ngày

Thực tế một năm trên Trái đất có 365,2564 ngày. Phần dư 0,2564 ngày tạo ra việc cứ 4 năm lại có một năm Nhuận. Đó là lý do tại sao cứ bốn năm một lần lại cộng thêm một ngày vào tháng Hai như năm 2004, năm 2008, năm 2012,... Trường hợp ngoại lệ trong quy tắc này là nếu số năm chia hết cho 100 (năm 1900, năm 2100,..) và chia hết cho 400 (năm 1600, năm 2000,...).

Những sự thật thú vị về Trái đất mà môn Địa Lý chưa dạy bạn - Ảnh 3.

Khoảng cách tới trung tâm trái đất là bao xa?

Khoảng cách từ bề mặt trái đất tới trung tâm là gần 5.955 km. Hầu hết thành phần trái đất là chất lỏng. Chỗ vỏ rắn nhất của hành tinh chỉ dày khoảng 66 km - mỏng hơn vỏ của một quả táo, tính theo tỷ lệ tương đương.

Những sự thật thú vị về Trái đất mà môn Địa Lý chưa dạy bạn - Ảnh 4.

Thành phần cấu tạo của Trái đất hầu hết là sắt, oxy và silic

Khi phân tích các chất liệu cấu thành lên Trái đất, bạn sẽ thấy 32,1% sắt, 30,1% oxy, 15.1% silic và 13,9% magie. Dĩ nhiên, phần lớn sắt nằm trong lõi của Trái đất. Thực tế, nghiên cứu đã tìm ra lõi của Trái đất có chứa 88% là sắt, còn lớp vỏ Trái đất là 47% oxy.

(Tổng hợp)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày