1. Luôn tập trung vào "câu hỏi" và "câu trả lời"
Lần đầu tiên tôi bước chân vào ngành quảng cáo, tôi đã rất ấn tượng với một dự án mà bản thân từng được trải nghiệm.
Khách hàng là một doanh nghiệp tư nhân sản xuất đồ uống có ga, đứng trong top doanh nghiệp hàng đầu. Khi đó, họ muốn tung ra thị trường một loại nước giải khát có hương vị hoàn toàn mới. Bởi vì những người trẻ là đối tượng thị trường mà họ nhắm đến, nên họ mới mời công ty quảng cáo đến giúp xây dựng kế hoạch tiếp thị.
Khi đó, sếp đưa tôi cùng vài thực tập sinh khác đi nghiên cứu nhiều nơi trong hơn một tuần để tìm ra các yếu tố quyết định đến việc mua đồ uống của giới trẻ là gì?
Đó là: hương vị, bao bì, người phát ngôn, giá cả và quảng cáo.
Sau đó, tôi đã đưa ra rất nhiều ý kiến về cách cải thiện hiệu suất thông qua 5 khía cạnh này trên PPT.
Ví dụ: bao bì chai nên được thiết kế thế nào, đặt giá cả chỗ nào là phù hợp, hương vị có thể thêm vào cái gì, người phát ngôn nên thuê là ai...
Khi tôi tự tin bày tỏ kế hoạch với sếp, thì ông ấy đã gạch bỏ phần lớn nội dung tôi viết, chỉ để lại hai mục "phát ngôn" và "quảng cáo". Đồng thời ghi thêm "kênh bán hàng" vào.
Lúc ấy tôi nghĩ chẳng lẽ do kế hoạch tôi trình bày chưa chu đáo nên sếp không thích.
Nhưng câu nói tiếp theo của ông ấy lại làm tôi bất ngờ:
"Những gợi ý mà cậu viết đều rất tốt, nhưng không phải là những gì chúng ta nên làm."
Hóa ra, hương vị đồ uống đã được phát triển, hình dạng chai cũng như bao bì đã được xác nhận để sản xuất, giá thành cũng được xác định từ lâu.
Mặc dù đây là những yếu tố quan trọng, nhưng chúng đã cố định, và chúng tôi không thể thay đổi.
"Khi khách hàng tìm đến chúng ta, cái họ muốn là những ý tưởng quảng cáo độc đáo, mà không phải là để chúng ta chỉ tay vào sản phẩm của họ. Để công ty chúng ta có ưu thế, cái chúng ta cần là "đưa đúng thuốc", cần làm rõ vấn đề mấu chốt và câu trả lời tương ứng. Không phải lúc nào giải quyết hết tất cả mọi chuyện cũng là giỏi." - Sếp tôi nói.
Nhờ cuộc trò chuyện này, tôi nhận ra một điều:
Khi bắt tay làm việc gì, đầu tiên nên tìm ra vấn đề chính và câu trả lời tương ứng của nó. Phải đối chiếu câu hỏi và câu trả lời chính xác. Những câu hỏi không nằm trong chuyên môn hay mục cần thiết thì đừng nên quản.
Tìm ra vấn đề và giải quyết vấn đề đều là những kỹ năng quan trọng như nhau.
2. Quen làm những việc khó nhất
CEO Elon Musk đã từng nói một câu rất ấn tượng trong buổi phỏng vấn.
Khi người dẫn chương trình hỏi ông: "Khởi nghiệp có phải rất thú vị không?"
Musk, người luôn mang thái độ lạc quan lại im lặng một lúc rồi đáp:
"Không phải!"
Ông nói tiếp:
"Thú vị chỉ là một phần nhỏ trong quá trình khởi nghiệp. Thông thường, CEO luôn là người phải đối mặt với những điều phiền phức và khó chịu nhất. Những thứ đang đi đúng hướng sẽ không tìm bạn, nhưng những việc khó khăn lại tập trung hết lên đầu bạn."
Trên thực tế, dù là khởi nghiệp hay làm công, đều có thể áp dụng câu nói này. Quen với việc đối phó những chuyện khó khăn, chính là đặc điểm thứ hai để tạo nên người thành công.
Bạn càng xử lý được những việc khó, quan trọng, rắc rối thì giá trị của bạn càng cao. Ngược lại, việc bạn làm không có rào cản, càng dễ dàng thì bạn càng dễ bị thay thế.
Mỗi ngày, chúng ta đều phải không ngừng tự khích lệ bản thân cố gắng, cũng như cố mà vượt qua cái ranh giới nghi ngờ chính mình, rằng:
Tôi nên bắt đầu từ đâu?
Làm đến mức độ nào mới tính là thành công?
Nên tập trung điều gì, bỏ bớt cái gì?...
Những người khởi nghiệp luôn bị cuốn vào những điều này. Nhưng đối với người bình thường, họ sẽ rút lui khi không tìm được câu trả lời. Ngược lại với họ, những người có năng lực mạnh mẽ sẽ cố gắng hết sức tìm ra câu trả lời cho bản thân, để loại bỏ những nghi ngờ ấy ra khỏi não bộ và tập trung phát triển trên con đường kế tiếp.
Người thành công và kẻ thất bại cũng giống như hình ảnh của một vị tướng dũng mãnh và một tên lính quèn đào tẩu.
Vị tướng sau khi chiếm được thành, không chỉ phải xoa dịu quân đội ban đầu, mà còn phải chiêu mộ dân chúng cũng như binh lính trong thành mới. Nhờ vậy, vị tướng mới có thể dẫn dắt mọi người phía trước mở mang lãnh thổ, phía sau hỗ trợ hậu cần...
Còn kẻ nào ham đi đường dễ hoặc nhát gan, thấy xung trận liền đào ngũ, sẽ không bao giờ trở thành tướng được.
3. Chỉ cần có phương hướng, nhất định tạo ra khoảng trời lớn
Tôi có một anh bạn làm giám đốc marketing cho một công ty hàng tiêu dùng, anh ta có một cấp dưới tên Sang.
Bạn tôi rất thích Sang vì thấy cậu ấy có tiềm năng. Minh chứng là Sang tới công ty chưa đến một năm, bạn tôi đã thăng chức cho cậu ta.
Tôi hỏi lý do là gì, bạn tôi liền kể lại một câu chuyện:
Chưa đầy một tháng sau khi Sang tới, cậu ấy đã bắt kịp dự án ra mắt sản phẩm lớn của công ty.
Trong thời gian đó, bạn tôi rất bận, ban ngày phải họp 4, 5 lần, đến tối mới có thời gian làm việc. Lúc đó, Sang là người đã giúp anh ta.
Sau đó, để hiểu thêm về khả năng của Sang, những email nhiệm vụ lần lượt gửi cho cậu ấy.
"Giúp tôi biến 3 trang PPT này thành một kế hoạch hoạt động hoàn chỉnh. Tệp này chỉ mới hoàn thành 10%, tôi muốn nhận thấy bản kế hoạch 100% sau 3 ngày."
Nhiều "lính mới" mà nhận được nhiệm vụ thế này sẽ cảm thấy sếp vô trách nhiệm, ném việc cho cấp dưới rồi chẳng lo. Nhưng Sang lại không như vậy.
Dùng phương thức "bắt chước và đổi mới", cậu ấy đã thuyết phục được anh bạn tôi.
Đầu tiên, Sang làm theo yêu cầu, lên internet tìm dữ liệu và các mẫu đề án theo chủ đề tương tự rồi tải về học.
Đọc nhiều, cậu ta biết được về đường lối. Lúc này, từ những yêu cầu cơ bản của sếp, cậu ta đã ghép với những trường hợp mình đọc trên mạng, rồi phác thảo kế hoạch trong đầu.
Sau đó, cải tạo và đổi mới nó theo ý tưởng của riêng mình.
Không cần bài phát biểu dài, cậu ta vẫn có thể thuyết phục hết những người có mặt trong phòng họp.
Đây chính là khả năng làm việc mạnh mẽ. Không cần người khác hướng dẫn, chỉ cần có một gợi ý nhỏ, một phương hướng, từ đó có thể tự sáng tạo ra khoảng trời mới theo cách riêng của mình.