Nằm một cách hẻo lánh và biệt lập với thế giới tại vùng lục địa Nam Á, nằm kẹp giữa Ấn Độ và Trung Quốc, Bhutan có nền kinh tế được xếp vào hạng thấp nhất thế giới, đồng thời người dân nghèo đói và mù chữ vẫn chiếm tỉ lệ đáng kể. Thế nhưng, cho tới tận năm 2016 thì đây vẫn được đánh giá là một trong các quốc gia có cuộc sống hạnh phúc nhất trên thế giới (xếp hạng 5), theo những số liệu thống kê của tổ chức nghiên cứu kinh tế - xã hội New Economics Foundation (NEF) có trụ sở chính tại Vương quốc Anh.
Quốc gia này có thể chưa thực sự phát triển nhưng cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp và không khí yên bình lại là điểm nhấn khiến người dân nơi đây được đánh giá là "hạnh phúc gần nhất thế giới".
Những cuộc khảo sát đã chỉ ra rằng, nhờ vào phong cảnh tuyệt đẹp, khí hậu trong lành cũng như lòng tự tôn dân tộc cao mà người dân Bhutan luôn cảm thấy thoải mái sinh sống tại quốc gia hẻo lánh này, từ đó dẫn tới mức độ hài lòng với cuộc sống và tâm trạng hạnh phúc thường xuyên. Người dân quốc gia này còn có ý thức bảo vệ môi trường rất cao với một nửa diện tích đất nước nằm trong các khu vườn quốc gia, đồng thời do không có sự phổ cập mạnh mẽ về TV và Internet, người Bhutan không quá quan tâm tới các vấn đề của thế giới, không nuôi lòng đố kị hay ham muốn gì với những quốc gia giàu có và hiện đại - dù cho nằm ngay sát sườn Trung Quốc - con hổ lớn của Châu Á.
Bhutan nổi tiếng với phong cảnh tuyệt đẹp và khí hậu trong lành.
Với đạo Phật là quốc giáo cũng như những suy nghĩ thuần hậu, giản đơn kể trên, cho tới tận năm 2016, Bhutan vẫn là đất nước hạnh phúc xếp hạng 5 thế giới cho tới khi bị Việt Nam soán ngôi vào đầu năm nay 2018, với các số liệu thống kê từ tổ chức NEF.
Vượt qua Bhutan, Việt Nam đã trở thành quốc gia hạnh phúc thứ 5 trên thế giới.
Vậy điều gì đã làm Việt Nam xếp hạng 5 của những quốc gia 'hạnh phúc nhất thế giới'?
1. Việt Nam là một quốc gia yên bình
Có câu "Quốc thái, dân an", đất nước phải yên bình thì người dân mới có thể tập trung yên ổn làm ăn. Việt Nam bước ra khỏi chiến tranh với một thể chế chính trị ổn định, mọi phương hướng hoạt động của đất nước đều đi theo một chỉ thị nhạy bén và đúng đắn duy nhất nên không xảy ra tình trạng phức tạp ảnh hưởng tới người dân như ở nhiều quốc gia khác.
Có thể bạn sẽ không trân trọng đủ nhiều những hình ảnh thanh bình này cho tới khi biết được nhiều quốc gia trên thế giới vẫn đang hàng ngày đối diện với bóng ma chiến tranh và các động thái chính trị phức tạp.
Do đó người dân Việt Nam có thể tập trung và yên ổn làm ăn một cách lâu dài. Đồng thời, Việt Nam đứng ở vị thế trung lập với các vấn đề trên thế giới, do đó ít chịu ảnh hưởng từ các động thái chính trị gay gắt của các phe phái toàn cầu.
2. Tuổi thọ trung bình của người dân Việt Nam ở mức khá ấn tượng: 75,5 năm
Do khí hậu trong lành và các ngành dịch vụ y tế ngày càng phát triển, người dân Việt Nam có mức sống và chỉ số chăm sóc sức khỏe khá cao. Đem đặt trên bàn cân so sánh với một quốc gia khác là Gambia, Việt Nam có chỉ số GDP ngang bằng nhưng lại có mốc tuổi thọ trung bình cao hơn tới 17 năm.
Dich vụ y tế tại Việt Nam được đánh giá cao, từ đó dẫn tới tuổi thọ trung bình của người Việt cán mốc khá ấn tượng: 75,5 năm.
Một điều ngạc nhiên là, dù tuổi thọ trung bình cao nhưng mức sống trung bình của người Việt Nam chỉ đạt ở mốc 5,5/10. Ngạc nhiên hơn nữa, mức sống của người Việt Nam tuy không cao, nhưng vẫn cao hơn mức sống của người Hong Kong - được đánh giá là vùng lãnh thổ phát triển rất ổn định.
3. Các dịch vụ công và điều kiện giáo dục của Việt Nam đều rất phát triển
Cuộc khảo sát của NEF cũng chỉ ra rằng, Việt Nam cũng được đánh giá cao về dịch vụ công với bộ máy dịch vụ nhà nước đang được kiệm toàn dần dần theo từng năm; tỷ lệ phổ cập giáo dục cao so vớt bất cứ quốc gia nào trên thế giới.
Nền giáo dục Việt Nam được đánh giá rất cao trên thế giới.
Năm 2012, tỷ lệ trẻ em nhập học của Việt Nam thuộc nhóm cao nhất thế giới với 98% trẻ em đều được đến trường. Số trường cao đẳng, đại học của nước ta cũng tăng nhanh chóng đi kèm với đó là chất lượng giáo dục được đảm bảo cùng nhiều cuộc cải cách giáo dục giúp nâng cao chất lượng dạy và học. Số người nghèo đói ở Việt Nam cũng giảm mạnh từ 58% (1993) còn 10,7% (2010) do đất nước đáp ứng được mức độ hội nhập cao.
98% trẻ em Việt Nam được đến trường - đây là một con số cao đối với bất cứ quốc gia nào trên thế giới.
Do những lý do trên, dù cho Việt Nam vẫn là một nước đang phát triển và tồn tại nhiều vấn đề về kinh tế, nhưng mức độ hài lòng với cuộc sống của người dân lại được đảm bảo ở mức cao. Tổng kết lại, chúng ta có thể thấy, dẫu cho cuộc sống có thể chưa được như ý muốn nhưng người dân Việt Nam có một thái độ trung dung ôn hòa, biết tận hưởng những gì đang có trong khi không quên lao động và sản xuất để phát triển mức sống của mình lên cao hơn.
10 quốc gia hạnh phúc nhất thế giới theo xếp hạng của NEF:
10. Ecuador
9. Thái Lan
8. Bangladesh
7. Nicaragua
6. Panama
5. Việt Nam
4. Vanuatu
3. Colombia
2. Mexico
1. Costa Rica
(Nguồn: The Independent)