Những khoản chi tốn tiền không tưởng của dân freelancer

Tô Diệp - Ảnh: NVCC, Theo Phụ nữ Việt Nam 16:47 20/11/2023
Chia sẻ

Dưới đây là một số khoản mục dân freelancer chi khá mạnh tay nhiều người không tính đến trước khi chuyển sang lĩnh vực này.

Chi mạnh tay để sống một mình

Minh Thư (23 tuổi) khi còn làm việc tự do trong mảng marketing đã thuê một căn phòng 30m2, có ban công và khá thoáng đãng tại quận 2, Thủ Đức. Cô bạn hiện đang sống một mình, chi 7 triệu đồng/tháng thuê nhà trong đó giá thuê là 6,5 triệu đồng.

"Chi bao nhiêu tiền để thuê nhà sẽ phụ thuộc vào nhu cầu và thu nhập của mỗi người. Hồi làm văn phòng, mình cũng chỉ chi chưa đến 2 triệu/tháng để thuê nhà. Nhưng bây giờ khi đã làm freelancer, nếu không có không gian đủ thoải mái mình không thể nào làm việc năng suất. Lúc trước chưa thuê nhà này, thì mình hay đi cafe để làm việc, khá tốn tiền bạc và cả thời gian nữa. Do vậy, mình nghĩ đầu tư cho không gian sống vẫn là sự lựa chọn tối ưu hơn với mình. Còn việc chi cho việc thuê nhà, mình nghĩ dưới 30% mức thu nhập là ổn".

Căn phòng Minh Thư thuê

Ý Nhi (23 tuổi, Đà Nẵng) đang thuê căn nhà rộng 55m2 nhiều tiện ích với mức giá 4,7 triệu/tháng, đắt gấp 3 lần căn cũ. Cô bạn cho rằng đây là khoản chi khá hợp lý vì thường làm việc ở nhà để tối đa hóa hiệu suất công việc thay vì ra cà phê.

Tự sắm sửa trang thiết bị làm việc, đầu tư nâng cao kiến thức

Theo Ý Nhi, khoản mục chi tiêu của freelancer khác nhất so với dân văn phòng đó là đầu tư vào việc học và nâng cao năng lực bản thân nhất. Cô bạn chia sẻ rằng thị trường freelancer tiềm năng nhưng cũng cực kỳ cạnh tranh, mỗi ngày có hàng trăm nghìn freelancer, các doanh nghiệp tuyển dụng rất nhiều. Đặc biệt là đối với lĩnh vực content marketing, bắt buộc người làm tự do kể cả dân văn phòng phải luôn cập nhật thông tin, liên tục trau dồi và phát triển kỹ năng.

Những khoản chi tốn tiền không tưởng của dân freelancer - Ảnh 2.

Ý Nhi

Bên cạnh đó, Hiền Lê (26 tuổi) nhấn mạnh: "Một trong những khoản chi tiêu tốn nhiều tiền của người làm việc tự do là chi phí sắm sửa trang thiết bị phục vụ công việc như điện thoại, máy tính, tai nghe hay phần mềm chuyên dụng". Những thiết bị điện tử như vậy thường sẽ có tuổi thọ khá ngắn dựa vào tần suất chúng ta dùng chúng. Do vậy, thường sau khoảng 3, 4 năm thậm chí đôi lúc là 1, 2 năm, bạn đã phải thay toàn bộ hoặc nâng cấp thiết bị làm việc.

Tâm Thương (25 tuổi), bạn cũng sẽ phải chi trả cho các công cụ quản lý công việc, phát triển kênh cá nhân. Chẳng hạn, blog sẽ phải mua tên miền, hosting hay mua khóa học, tham gia các hội thảo để cập nhật kiến thức - điều mà khi đi làm văn phòng bạn có thể nhận miễn phí từ công ty. “Khi làm tự do, mọi chi phí mình vẫn chi trả tương tự khi làm văn phòng. Nếu làm văn phòng mất chi phí xăng xe, quần áo hay ăn uống cùng đồng nghiệp, khi làm tự do tại nhà, mình phải chi trả thêm tiền điện nước, các chi phí quản lý công việc và phát triển bản thân. Hay tiền đến quán cà phê để trao đổi công việc với khách hàng hoặc tìm cảm hứng sáng tạo".

Những khoản chi tốn tiền không tưởng của dân freelancer - Ảnh 3.

Tâm Thương

Quản lý chi tiêu thế nào?

Theo quan điểm của Hiền Lê, khi làm việc tự do nếu muốn quản lý tốt thì nên lập ra quỹ lương theo mô hình tích lũy. Bạn sẽ tính ra chi phí cố định mỗi tháng, còn lại có bao nhiêu thu nhập nên cho vào hết một quỹ chung gọi là quỹ lương. Không thể tính theo phần trăm hàng tháng được vì thu nhập khi làm việc tự do rất không ổn định, và thứ bạn có thể kiểm soát chính là khoản chi tiêu hàng tháng. Vì thế hãy cố gắng để giữ một mức chi tiêu ổn định hàng tháng kể cả khi thu nhập tăng đột biến để tránh bị động trong tháng thu nhập thấp.

Với Tâm Thương, khi quyết định làm tự do, mỗi người cần chuẩn bị số tiền tiết kiệm đủ để đáp ứng các chi phí sinh hoạt của bản thân và gia đình trong 6 - 12 tháng mà không cần phải làm việc. Để khi không có công việc hay thu nhập thấp, bạn vẫn có một quỹ dự phòng để chi trả chi phí sinh hoạt, ăn uống hay ốm đau mà không bị áp lực tài chính. Ngoài ra, bạn còn cần trang bị tư duy tài chính đúng đắn để có những kế hoạch tài chính "thông minh" trong tương lai. Chẳng hạn, quản lý và phân bổ tiền bạc để vận hành, phát triển hiệu quả dòng tiền bản thân. Tâm Thương cũng cho rằng freelancer nên gia tăng nguồn thu nhập thụ động bằng cách gửi tiền vào ngân hàng hoặc đầu tư.

Còn đối ý Ý Nhi, nếu không có kế hoạch rõ ràng, chi tiết các khoản chi tiêu và tiết kiệm dự phòng, bạn sẽ dễ dàng lâm vào tình trạng khó khăn tài chính. Nó dẫn đến xu hướng tự hạ thấp giá công việc khi deal với khách cực kỳ bất lợi, mất cân bằng, áp lực không trụ được với nghề.

Đây là 4 cách Ý Nhi áp dụng để quản lý tài chính:

- Luôn ghi lại chi tiêu: Bạn phải cần biết tiền của bản thân đã được chi vào những khoản gì và bao nhiêu.

- Luôn tiết kiệm ít nhất 10-15% thu nhập mỗi tháng và cắt giảm chi tiêu những khoản không cần thiết:

- Phải có mục tiêu tiết kiệm: Việc đặt ra mục tiêu và thiết lập kế hoạch khoa học sẽ giúp bạn tạo ra sự tập trung và động lực, giảm bớt sự trì hoãn. Hơn nữa có định hướng rõ ràng mới có thể giúp bạn quản lý được các vấn đề khác trong cuộc sống không riêng gì tiền, định hình được kế hoạch phát triển cá nhân.

- Chọn hình thức tiết kiệm thông minh và mở rộng nhiều nguồn thu nhập thụ động.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày