Các gia đình hiện đại ngày càng có ít con cái. Nhiều bậc cha mẹ sinh con ở độ tuổi trung niên, dù trai hay gái họ đều đều yêu thương hết mực. Kết quả là, xuất hiện quan điểm dạy con cho rằng trẻ em phải được sống "giàu có" và dù nghèo đến đâu, cha mẹ trong các gia đình bình thường phải cắt giảm lương thực, quần áo và cố gắng hết sức để con không thiếu thốn bất cứ thứ gì.
Tiểu Bình là một con gái độc nhất trong một gia đình cha mẹ là công nhân, ở một vùng quê nhỏ bé của Trung Quốc. Tốt nghiệp cấp 3, cô được nhận vào trường đại học tuyến hai ở Thượng Hải, chuyên ngành tài chính. Bố mẹ cô cảm thấy con gái mình thực sự xuất sắc, không khỏi lấy làm tự hào.
Trước khi Tiểu Bình đến Thượng Hải, mẹ của cô đã rút tiền gửi cố định mà bà không dám sử dụng trong nhiều năm để mua quần áo hàng hiệu cho con gái. Bà cũng sẵn sàng chi mớ tiền cho xe xịn, máy tính, điện thoại di động xịn nhất để con không mất mặt với bạn bè.
Dưới sự chiều chuộng của cha mẹ, Tiểu Bình sống như một công chúa trong suốt bốn năm đại học. Phần lớn tiền lương của cha mẹ đều được chuyển vào thẻ của cô, và những người mà cô kết bạn đều là con cái của những gia đình tương đối giàu có.
Lễ tốt nghiệp sắp diễn ra và Tiểu Bình phải đối mặt với vấn đề đầu tiên của mình - tìm việc làm. Ba trong số bốn người ở cùng ký túc xá đều có sự nghiệp riêng, hai người bạn cùng phòng đều xuất thân từ gia đình nghèo và thường sống rất đạm bạc. Tuy nhiên, họ đã học tập chăm chỉ từ năm thứ nhất, một người đến Đại học Tài chính và Kinh tế Thượng Hải, người còn lại đến Bắc Kinh để thi tuyển sinh sau đại học, có thể nói rằng họ có một tương lai tươi sáng.
Bạn cùng phòng tốt nhất của Tiểu Bình, Linh Linh là một cô gái giàu có. Cha cô đã nhờ người tìm cho con một công việc ở ngân hàng.
Tiểu Bình cũng tìm được việc làm ở một ngân hàng nhỏ, cô đã xin nghỉ việc ngay trong tháng đầu tiên làm việc vì sếp yêu cầu phải hoàn thành chỉ tiêu tiền gửi khổng lồ trong một tháng, nếu không chỉ nhận mức lương cơ bản vài trăm nhân dân tệ. Ở Thượng Hải, mức lương đó đơn giản là không đủ.
Trên thực tế, lương ở các thành phố lớn khá cao, cơ hội việc làm cho bồi bàn, bảo mẫu và cơ sở đào tạo rất nhiều, nhưng Tiểu Bình lại không muốn làm những công việc bị coi thường đó. Cô vẫn dựa vào cha mẹ. Vài năm sau, cha mẹ không thể nuôi nổi nữa nên Tiểu Bình trở về quê hương, tuy nhiên, cô cảm thấy xấu hổ đến mức không muốn ra ngoài và trở thành một kẻ "gặm nhấm người già".
Là niềm kiêu hãnh trong mắt cha mẹ, có lẽ Tiểu Bình chưa bao giờ nghĩ mình lại có kết cục như thế này.
Đối với rất nhiều gia đình giàu có điều quan trọng nhất là bồi dưỡng năng lực cho con cái, họ sẵn sàng để con cái mình chịu đựng gian khổ. Cha mẹ của những gia đình bình thường dựa vào đồng lương ít ỏi của mình để nuôi dạy con cái "giàu giả", điều này sẽ chỉ đẩy con cái họ vào cảnh khốn cùng.
Ảnh minh họa
Những đứa trẻ sống "giàu có giả" khi lớn lên sẽ có hai nhược điểm lớn trong tính cách, khiến chúng khó thành công!
1. Trẻ kiêu ngạo nhưng khả năng nhận thức rất hạn chế
Ngày nay, nhiều trẻ em không có cuộc sống công chúa nhưng lại mắc "bệnh công chúa", cao ngạo, coi thường công việc bình thường, lương thấp. Trẻ kiêu ngạo thường coi bản thân là "cái rốn của vũ trụ", ám chỉ những người có quyền đặc biệt, được mọi người tôn vinh, quan tâm hết mực. Các em cho rằng việc được ưu ái là điều hiển nhiên, tự coi thành quả của bản thân là hơn người.
Chúng không muốn học hành và làm việc chân chính, nghĩ đến việc làm giàu chỉ sau một đêm và tận hưởng cuộc sống xa hoa suốt ngày. Số phận đứa trẻ như vậy chắc hẳn sẽ không có tương lai tốt đẹp.
2. Khả năng chống chọi với thất bại hạn chế
Một số người coi thường "thế hệ thứ hai giàu có" vì thành công của họ dễ dàng. Tuy nhiên, có một gia thế tốt là lợi thế lớn nhất của họ, nếu không sử dụng nguồn lực ở nhà thì chẳng phải rất dại dột sao? Cũng không ít những người giàu xuất thân khiêm tốn, thậm chí nghèo khó, nhưng họ có thể thành công, một mặt là biết dựa vào cơ hội, và quan trọng hơn là họ có thể kiên trì, chịu được thất bại.
Điều đáng thương và đáng ghét nhất là những đứa trẻ "giàu giả" là chúng không có nguồn lực của gia đình giàu có, cũng không phải chịu đựng những đau khổ về tinh thần mà con nhà nghèo phải chịu đựng. Vì vậy, khi gặp sóng gió, chúng dễ dàng bỏ cuộc, khó có tinh thần chiến đấu để đạt được điều mình mong muốn.
Là cha mẹ, chúng ta nên nuôi dạy con cái như thế nào? Đó là nên suy nghĩ thực tế và hành động theo khả năng của mình. Cha mẹ yêu thương con cái và có thể thỏa mãn chúng hết mức có thể nhưng không nên nhất quyết từ bỏ mọi thứ để thỏa mãn con cái. Chỉ cần thẳng thắn nói với chúng rằng: "Nếu con muốn sống một cuộc sống lý tưởng, con hãy cần phải tự mình cố gắng, bố mẹ tạm thời không thể làm được".