Nhìn lại bầu trời tuổi thơ, rất nhiều thứ từng gắn bó với 8X 9X giờ đã trở thành dĩ vãng

Nhật Chung; Design: Vinh Hồ, Theo Helino 07:03 11/04/2018
Chia sẻ

8X đời giữa năm nào giờ cũng đã xấp xỉ 34, 35 tuổi; 9X đời đầu thì cũng đã sắp chạm ngưỡng "băm". Thời gian thấm thoát thoi đưa, biết bao nhiêu thứ từng gắn bó suốt cả một thời thanh xuân giờ đều đã trở thành dĩ vãng mất rồi.

Những chủ đề về tuổi thơ, về thanh xuân đúng là có nói bao nhiêu đi nữa thì cũng chẳng bao giờ hết. Mỗi ngày trôi qua, chúng ta đều tự nhủ "mình còn nhiều thời gian mà". Ấy vậy mà đến một hôm ngoảnh đầu nhìn lại, cả chục năm đã trôi qua vùn vụt trước mắt, bản thân mình đã thay đổi ít nhiều và cả thế giới xung quanh cũng vậy. 

Những 8X đời cuối và 9X đời đầu, ai mà chẳng từng một thời online cả chục tiếng một ngày trên Yahoo! Messenger, hay "ăn dầm nằm dề" ở một loạt những forum trực tuyến lớn như truongton.net hay diendatlequydon.com... Biết bao kỉ niệm tuổi trẻ, biết bao "chiến tích huy hoàng" tưởng chừng sẽ chẳng thể nào quên - vậy mà đến giờ cũng gói gọn lại trong ngăn tủ kí ức. 

Cùng nhìn lại một loạt những món ăn tinh thần từng gắn liền với hàng triệu 8X 9X Việt. Nhìn lại để mỉm cười cho những ngày ngây ngô, đơn thuần. Nhìn lại để thấy hoá ra mình ngày đó cũng cool ngầu quá chứ. Và nhìn lại để không quên rằng ai trong số chúng ta cũng từng có tuổi thơ, từng có những tháng ngày thanh xuân thật sự rực rỡ, đáng để "ghi vào sử sách" để kể lại cho con cháu sau này. 

Yahoo! Messenger & Yahoo! 360 Blog: Bộ đôi huyền thoại trong kí ức teen Việt 

Nhắc đến những món ăn tinh thần có sức ảnh hưởng lớn nhất với giới trẻ Việt, hai cái tên đầu tiên được nhớ đến chính là Yahoo! Messenger và Yahoo! 360 Blog. Trước đó, lên mạng chat chit hay viết blog linh tinh vẫn còn là một khái niệm xa lạ với teen. Vậy nên khi nghe bảo rằng chỉ cần lên mạng đăng kí tầm 5 phút là đã có một "ngôi nhà ảo", ai ai cũng háo hức muốn được trở thành một phần của những thứ mới mẻ này. 

Nhìn lại bầu trời tuổi thơ, rất nhiều thứ từng gắn bó với 8X 9X giờ đã trở thành dĩ vãng - Ảnh 1.

Từ Yahoo! Messenger mà bao nhiêu tình bạn đã được sinh ra, bao nhiêu tình yêu đã được chắp cánh. Buồn thì lên đổi status thành "Hôm nay mình không ổn" rồi kèm theo link nhạc để ai kia "nhìn thấu nỗi lòng", vui thì đi buzz inh ỏi từng nick một để chat những chuyện trời ơi đất hỡi. Những "pé_ngốc", "boy_xì_tin" hay "girl_điệu" ngày nào chắc giờ đều đã có gia đình, thậm chí đã con bồng con bế trên tay. 

Nhìn lại bầu trời tuổi thơ, rất nhiều thứ từng gắn bó với 8X 9X giờ đã trở thành dĩ vãng - Ảnh 2.
Nhìn lại bầu trời tuổi thơ, rất nhiều thứ từng gắn bó với 8X 9X giờ đã trở thành dĩ vãng - Ảnh 3.
Nhìn lại bầu trời tuổi thơ, rất nhiều thứ từng gắn bó với 8X 9X giờ đã trở thành dĩ vãng - Ảnh 4.
Nhìn lại bầu trời tuổi thơ, rất nhiều thứ từng gắn bó với 8X 9X giờ đã trở thành dĩ vãng - Ảnh 5.

Còn với Yahoo! 360 Blog - thật khó để quên được cái nơi mà biết bao nhiêu entry đã được viết ra, bao nhiêu tâm tư đã được trút sạch trên này. Ôi, có ai nghĩ về những bài đăng lê thê với t33nc0d3 loạn xì ngầu hay những bộ theme thiên thần, ác quỷ của mình ngày đó mà chợt nổi da gà không? 

Khi Yahoo! Messenger và Yahoo! 360 Blog đóng cửa tại Việt Nam, không ít người đã khóc. Ừ thì rồi sẽ có những nền tảng khác hay hơn, đẹp hơn, rồi ta sẽ tìm được những người bạn mới trên thế giới ảo. Nhưng cái cảm giác háo hức khi chờ ai kia "ép nick", hay lúc tim đập chân run khi thấy page views blog của mình tăng lên vùn vụt - chắc chắn không thể nào tìm lại được.      

Tạm biệt YanTV - kênh truyền hình hàng đầu dành cho giới trẻ

Thời điểm mà YanTV bắt đầu xuất hiện, nhiều người đã nghi ngờ về tiềm năng phát triển của kênh truyền hình này trước làn sóng mới nổi mang tên mạng xã hội. Tuy nhiên bằng những chương trình chất lượng, nội dung hấp dẫn, hiện đại mà chỉ sau 1 năm đầu hoạt động, YanTV đã chính thức vượt mặt Yeah!1TV để trở thành kênh truyền hình giải trí, âm nhạc hàng đầu dành cho giới trẻ Việt. 

Nhìn lại bầu trời tuổi thơ, rất nhiều thứ từng gắn bó với 8X 9X giờ đã trở thành dĩ vãng - Ảnh 6.
Nhìn lại bầu trời tuổi thơ, rất nhiều thứ từng gắn bó với 8X 9X giờ đã trở thành dĩ vãng - Ảnh 7.

Hàng loạt những chương trình nổi tiếng như "Ghế đỏ", "Một ngày mới", "Yan Vpop20", "We10", "Yan Around" đã phần nào định hình phong cách sống cũng như gu thưởng thức âm nhạc của giới trẻ Việt. Rất nhiều những cái tên đình đám hiện nay cũng từ YanTV mà ra như Rocker Nguyễn, Sĩ Thanh, Đàm Phương Linh, Tâm Tít... 

Nhìn lại bầu trời tuổi thơ, rất nhiều thứ từng gắn bó với 8X 9X giờ đã trở thành dĩ vãng - Ảnh 8.
Nhìn lại bầu trời tuổi thơ, rất nhiều thứ từng gắn bó với 8X 9X giờ đã trở thành dĩ vãng - Ảnh 9.
Nhìn lại bầu trời tuổi thơ, rất nhiều thứ từng gắn bó với 8X 9X giờ đã trở thành dĩ vãng - Ảnh 10.

Dù rằng hình thức giải trí bằng TV đã không còn thịnh hành với giới trẻ như trước nhưng lời chia tay của Yan cũng đã khiến rất nhiều người nuối tiếc. 

Sonhai.info - ngôi nhà âm nhạc một thời của hàng triệu 8X, 9X 

Trước khi chúng ta có những trang nghe nhạc trực tuyến như hiện nay thì khoảng 15 năm trước, đa phần giới trẻ Việt chỉ biết tìm đến sonhai.info để nghe nhạc. Trang web này là một sản phẩm sáng tạo của một chàng trai sinh năm 1990 đến từ Hà Nội tên Nguyễn Sơn Hải. Chỉ khoảng 2 năm sau khi đi vào hoạt động, sonhai.info đã rất nổi tiếng và sở hữu lượt người truy cập khủng không thua kém những trang lớn khác. 

Nhìn lại bầu trời tuổi thơ, rất nhiều thứ từng gắn bó với 8X 9X giờ đã trở thành dĩ vãng - Ảnh 11.

Còn nhớ ở thời điểm đó, các webmaster không đủ chi phí để thuê server, hosting nên thường tận dụng luôn những hosting miễn phí để đặt file nhạc lên. Cũng từ đây mà chúng ta có câu "watermark" đã đi vào truyền thuyết "Các bạn đang nghe nhạc từ trang web sonhai.info. Chúc các bạn có một ngày vui vẻ." Dù trang web này đã đóng được gần chục năm nay nhưng nhiều ca khúc trên mạng vẫn còn nguyên câu nói này. Trường hợp dở khóc dở cười gần đây nhất là ca khúc "Chàng baby milo" của Đông Nhi trên Spotify. 

Truongton.net cuối cùng cũng chẳng thể... trường tồn 

Ngày xưa 8X hay 9X đời đầu đã làm gì có Facebook hay Instagram để mà trò chuyện, giao lưu như bây giờ. Thay vào đó, giới trẻ ngày xưa thích lên các forum và lập "thớt" (thread) để kết bạn, làm quen và bàn tán về đủ thứ trên đời. Trong số đó, truongton.net chính là cái tên để lại dấu ấn sâu đậm nhất. 

Nhìn lại bầu trời tuổi thơ, rất nhiều thứ từng gắn bó với 8X 9X giờ đã trở thành dĩ vãng - Ảnh 12.

Giao diện truongton.net ngày đó

Với khối lượng thành viên khổng lồ lên đến 3 triệu người, truongton.net từng là địa chỉ mà cứ ngồi vào quán net là dân 8X 9X đều phải mở lên đầu tiên. Ở đây có box Làm quen để các mem mới tự vào giới thiệu bản thân, có box Giải trí để bạn cập nhật những tin tức mới nhất của sao tây sao ta, có box Hình ảnh để mọi người vào tải wallpaper, hình nền điện thoại, ảnh thần tượng, ảnh động để chèn vào blog... Một trong những box hot nhất của forum này chính là box Theme chuyên cung cấp các bộ ảnh nền cho Yahoo! 360 Blog. 

Sau khi MXH xuất hiện tại Việt Nam, truongton.net mất dần ánh hào quang và chính thức ngừng hoạt động vào năm 2009.   

Ngoài Audition và VLTK, Boom Online cũng là một phần tuổi thơ của teen Việt  

Vào khoảng 15 năm trước, không ai là không biết đến Audition hay Võ Lâm Truyền Kỳ. Tuy nhiên nếu như những trò chơi trên đòi hỏi kĩ năng và thời gian "cày bừa" vô cùng vất vả thì còn có một trò chơi khác vừa đơn giản, thú vị nhưng vẫn được giới trẻ Việt mê mẩn không kém, đó chính là Boom Online.

Nhìn lại bầu trời tuổi thơ, rất nhiều thứ từng gắn bó với 8X 9X giờ đã trở thành dĩ vãng - Ảnh 13.
Nhìn lại bầu trời tuổi thơ, rất nhiều thứ từng gắn bó với 8X 9X giờ đã trở thành dĩ vãng - Ảnh 14.
Nhìn lại bầu trời tuổi thơ, rất nhiều thứ từng gắn bó với 8X 9X giờ đã trở thành dĩ vãng - Ảnh 15.

Boom Online là một game trực tuyến mang tính chất đối kháng. Tham gia trò chơi này, bạn sẽ phải đấu với hàng trăm ngàn đấu thủ ngẫu nhiên đến từ khắp mọi nơi. Nhiệm vụ của bạn là phải đặt những bóng nước để hạ gục các đối thủ và dành phần thắng về cho team của mình. Những ngày đầu ra mắt, Boom Online đã thu hút hàng trăm ngàn bạn trẻ Việt tham gia. Từ các em nhỏ cấp 1 cho đến người lớn - ai cũng đều có thể chơi thành thục chỉ sau 1-2 ngày được hướng dẫn. 

Nhìn lại bầu trời tuổi thơ, rất nhiều thứ từng gắn bó với 8X 9X giờ đã trở thành dĩ vãng - Ảnh 16.

Vào tháng 5 năm ngoái, Boom Online chính thức thông báo đóng cửa tại Việt Nam. Lần chia tay này đã để lại rất nhiều tiếc nuối, đặc biệt là với những bạn trẻ thuộc thế hệ cuối 8X, đầu 9X. Khoảng thời gian đóng cửa cũng chính là kỉ niệm tròn 10 năm Boom Online ra mắt tại Việt Nam nên càng trở nên khó quên với các Bommer năm nào.

2! Magazine - tờ hoạ báo từng được giới trẻ săn lùng cũng không còn nữa  

2! Magazine là một ấn phẩm chung nhà số 5 Hoà Mã với Hoa Học Trò. Nếu như Hoa Học Trò hướng đến đối tượng học sinh thì 2! lại là một tạp chí thiên về phong cách sống/ thời trang/ giải trí dành cho cả học sinh và sinh viên. 

Nhìn lại bầu trời tuổi thơ, rất nhiều thứ từng gắn bó với 8X 9X giờ đã trở thành dĩ vãng - Ảnh 17.
Nhìn lại bầu trời tuổi thơ, rất nhiều thứ từng gắn bó với 8X 9X giờ đã trở thành dĩ vãng - Ảnh 18.
Nhìn lại bầu trời tuổi thơ, rất nhiều thứ từng gắn bó với 8X 9X giờ đã trở thành dĩ vãng - Ảnh 19.

Các số báo của 2! luôn "đánh gục" giới trẻ nhờ vào nội dung hấp dẫn và trình bày đẹp mắt, trẻ trung.

Ngày 2/5/2002, chuyên đề 2! ra mắt lần đầu tiên và nhanh chóng cháy hàng với ảnh bìa của hoàng tử sơn ca Quang Vinh. Mỗi một số báo, 2! tiêu thụ gần 200k bản và được mệnh danh là "tạp chí hàng đầu dành cho giới trẻ". Người ta háo hức chờ đến ngày 1 và 15 hàng tháng để xem tháng này có gì đáng mua, ca sĩ Việt có chuyện gì hot, giới trẻ đang bàn tán về vấn đề gì. 

Nhờ có 2! mà một thế hệ trẻ văn minh, hiện đại đã được ra đời khi tờ báo này không ngần ngại đề cập đến những vấn đề nóng hổi lúc bấy giờ như chuyện giới tính, gap-year, quản lí chi tiêu, mua sắm, cách ứng xử với bố mẹ... 2! cũng là nơi phát hiện và nuôi dưỡng nên nhiều tên tuổi lớn trong lĩnh vực truyền thông, giải trí như Hoàng Anh Tú, Thuỳ Minh, Mai Lâm, Lương Mạnh Hải, Trần Thăng Long, Sam, Ngọc Thảo, Noo Phước Thịnh, Mie, Jun Phạm... 

Vào tháng 1 vừa qua, 2! đã chính thức dừng xuất bản. Sau 16 năm hoạt động không ngừng nghỉ, chuyên đề này đã đem đến cho bạn đọc 447 số báo. 

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày