Trưởng thành thực sự không nằm ở sự gia tăng về tuổi tác hay sự thay đổi vai trò xã hội, mà nằm ở việc sở hữu tư duy cấp cao về "tự quản lý bản thân". Hiểu được 3 câu nói này, bạn không những được thức tỉnh bên trong về khả năng tự quản lý mà còn đạt được chìa khóa để đột phá trong cuộc sống.
Kiệu bạn có từng cảm thấy như vậy: Khi thấy thành công và vinh quang của người khác trên mạng xã hội, tôi cảm thấy nhiều cảm xúc lẫn lộn, vừa ghen tị vừa đố kỵ. Nhìn xung quanh, tôi thấy một số người đang sống một cuộc sống dễ dàng và thoải mái, trong khi tôi bận rộn và kiệt sức.
Do đó, dưới sự mất cân bằng trong trái tim, con người hướng sự bất mãn của mình vào sự bất công của số phận.
Có vẻ như mọi sự bất hạnh đều do các yếu tố bên ngoài gây ra. Nếu trái tim bạn mất kiểm soát, sự xung đột cảm xúc sau đó sẽ âm thầm tiêu tốn thời gian và năng lượng của bạn, và cuối cùng, sẽ chỉ còn lại sự hối tiếc.
Bộ phim truyền hình nước ngoài kể một câu chuyện như sau: Nhân vật Chu Mẫn sinh ra trong một gia đình giàu có, vì tình yêu, cô theo chồng là một người lính đến Đài Loan, nơi cô không có người thân. Cô thường mặc sườn xám sáng màu và trang điểm tinh tế, luôn coi thường những người hàng xóm ăn mặc giản dị và sống trong cảnh nghèo đói. Vào thời điểm đó, gia đình Chu Mẫn thuộc loại khá giả nhất làng.
Để thỏa mãn lòng kiêu hãnh cá nhân, cô không chỉ gây áp lực lớn cho chồng, buộc chồng phải thăng chức từ sĩ quan cấp dưới lên sĩ quan cấp cao, mà còn đặt kỳ vọng rất cao vào con gái mình, để con gái vật lộn dưới gánh nặng học tập bất tận và trở thành học sinh giỏi được mọi người trong làng quân sự ca ngợi.
Thật không may, sự sung túc về vật chất và thành công hời hợt không mang lại hạnh phúc và bình yên thực sự cho gia đình này. Ngược lại, tình yêu và sự phản nghịch quá sớm của con gái cùng sự không chung thủy và phản bội của chồng đã khiến thế giới của Chu Mẫn sụp đổ. Gốc rễ của tất cả những điều này nằm ở trái tim của Chu Mẫn, trái tim bị bóp méo bởi tình yêu vượt quá giới hạn. Cô đã lầm tưởng rằng sự thao túng nhân danh tình yêu có thể được hiểu và chấp nhận.
Chúng ta không biết rằng nếu chúng ta không kiểm soát được trái tim mình, tình yêu vượt quá giới hạn sẽ trở thành một loại xiềng xích. Vào lúc Chu Mẫn đang suy sụp tinh thần, những người hàng xóm mà cô từng coi thường đã đến giúp đỡ cô. Với sự giúp đỡ của nhiều người, sau khi ly hôn, cô không còn quan tâm đến mối quan hệ không thể cứu vãn đó nữa.
Chỉ bằng cách chăm sóc trái tim mình, điều chỉnh tư duy và chấp nhận mọi thứ ở thời điểm hiện tại, bạn mới có thể trở thành người mạnh mẽ hơn trong những tình huống khó khăn. Suy cho cùng, thay vì đặt hết hy vọng vào người khác, tốt hơn hết là hãy cố gắng trở thành người mà bạn có thể trông cậy.
Với sự chăm chỉ và tinh thần cầu tiến cho một cuộc sống tốt đẹp hơn, Chu Mẫn bắt đầu tập trung vào sự phát triển cá nhân và sự nghiệp, để rồi cuối cùng từng bước trở thành chủ khách sạn từ một nhân viên phục vụ.
Cô không chỉ nhận được sự tha thứ của con gái mà còn giành được sự tôn trọng của mọi người.
Một cuốn sách có tên "Sức mạnh của sự đồng cảm" đã viết: "Sự giúp đỡ và cho đi tốt nhất giữa người với người thường không phải là làm điều gì đó cho người khác, mà là biết tự chăm sóc bản thân và sống cuộc sống của riêng mình."
Thật vậy, việc chăm sóc trái tim và duy trì tình yêu thương cũng như lòng tự trọng với chính bản thân chính là sự hỗ trợ vững chắc nhất trên hành trình cuộc sống.
Đừng đánh mất chính mình vì một mối quan hệ, hãy là người cầm lái cuộc đời của bản thân.
Howard Schultz, cựu giám đốc điều hành của Starbuck, đã từng nói trong một cuốn sách của mình rằng: "Bất kể là hành vi cá nhân hay hành vi doanh nghiệp, 'tử tế với người khác' là yêu cầu cơ bản nhất. Đây là bổn phận của con người." Có thể nói, đối xử tử tế với người khác chính là cánh cửa dẫn đến sự tự quản lý bản thân. Tuy nhiên, trong cuộc sống thực tế, lòng tốt không đi kèm lợi ích cũng sẽ mang đến vô vàn rắc rối.
Cách đây không lâu, bạn tôi, Hoa, đã kể cho tôi nghe về trải nghiệm của cô ấy: Mỗi ngày, cô phải đối phó với những câu chuyện phiếm không liên quan từ đồng nghiệp. Tệ hơn nữa, họ còn giao cho cô một loạt công việc không phải trách nhiệm của mình. Lúc đầu, cô nghĩ đó là sự giúp đỡ và hợp tác lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm nên cô chấp nhận tất cả với nụ cười. Nhưng theo thời gian, kiểu "hỗ trợ lẫn nhau" này dần dần phát triển thành sự làm phiền không có giới hạn: Bàn làm việc của cô ngổn ngang những tập hồ sơ không phải của cô ấy, còn hộp thư email của cô thì đầy những yêu cầu và thắc mắc. Cô nhận thấy rằng kế hoạch làm việc ban đầu được cô sắp xếp chu đáo đã liên tục bị đồng nghiệp phá vỡ. Cô ấy thậm chí phải hy sinh giờ nghỉ trưa và cả thời gian dành cho gia đình vào buổi tối để bù đắp cho sự chậm trễ do công việc phát sinh.
Điều đau lòng là khi cô lê thân thể mệt mỏi của mình trở về nhà, cô luôn thấy khó kiểm soát được cảm xúc của mình. Không thể không tức giận với chồng và các con, bầu không khí trong nhà trở nên căng thẳng và buồn chán.
Bạn biết đấy, nếu lòng tốt không có ranh giới, nó giống như một cánh cửa rộng mở, cho phép người khác đến và đi theo ý muốn.
Để bảo vệ lòng tốt của mình, bạn phải học cách tự canh chừng chiếc cửa của mình. Đừng để những yêu cầu và sự xâm phạm quá mức làm gián đoạn nhịp sống của bạn.
Emma Reid Terrill đã nói trong cuốn "Make Yourself Happy" rằng: "Tự làm hài lòng bản thân có nghĩa là ít nhất, hãy đối xử với bản thân tốt như cách bạn đối xử với người khác. Đối xử tử tế với người khác cũng bao gồm việc đối xử tử tế với chính mình."
Để mắt tới chiếc cửa của mình có nghĩa là biết cách nói không với những yêu cầu vô lý. Hãy xác định rõ ràng ranh giới và mục tiêu của bản thân, đừng để những yếu tố bên ngoài dễ dàng xâm phạm lãnh thổ của bạn. Bảo vệ thời gian và năng lượng của bạn để có thể dành chúng cho những việc thực sự quan trọng và có ý nghĩa.
Chỉ bằng cách này, chúng ta mới có thể tìm được sự cân bằng hoàn hảo giữa lòng tốt và việc tự bảo vệ bản thân, khiến cuộc sống trở nên hài hòa và tươi đẹp hơn.
Blogger A đã từng chia sẻ một câu chuyện đáng suy ngẫm: Anh Lý, một thợ trát tường 42 tuổi, có nhiều bạn bè và cũng thích tham gia vào chuyện gia đình của họ hàng và bạn bè. Có lần, anh nghe nói nhà anh họ đang chuẩn bị sửa sang, tuy anh họ không nhờ giúp nhưng anh vẫn rất nhiệt tình giới thiệu người bạn họ Ngô của mình. Nhờ sự giới thiệu và bảo đảm nhiệt tình của anh Lý, người anh họ và anh Ngô đã nhanh chóng đạt được thỏa thuận hợp tác. Không ngờ, sau khi hoàn thành việc sửa sang, một cuộc tranh cãi về chất lượng và chi phí trang trí đã âm thầm nổ ra.
Người anh họ không hài lòng với một số kết quả sửa sang và yêu cầu giảm phí; nhưng anh Ngô khăng khăng rằng mình đã giảm giá tối đa chi phí và từ chối nhượng bộ. Hai bên rơi vào thế giằng co, lúc này, anh Lý đứng ra làm "người hòa giải" và cố gắng hòa giải xung đột.
Tuy nhiên, kế hoạch hòa giải của anh không những không thể xoa dịu được tranh chấp mà ngược lại còn khiến anh Ngô nổi giận, cuộc tranh cãi bằng lời giữa hai bên đã leo thang thành xung đột tay chân. Thật không may, trong lúc xung đột, anh Lý đã vô tình làm anh Ngô bị thương, anh Lý thậm chí còn phải đối mặt với lệnh trừng phạt của pháp luật.
Mặc dù thương tích của anh Ngô không nghiêm trọng nhưng gia đình anh vẫn nhất quyết yêu cầu bồi thường 50 triệu trước khi chịu viết thư xin lỗi và rút đơn kiện.
Đây chắc chắn là gánh nặng lớn đối với gia đình anh Lý vốn đã eo hẹp về tài chính. Sau một tháng cố gắng, vợ anh Lý cuối cùng cũng đã có thể gom được số tiền không nhỏ đó.
Trên thực tế, xung quanh chúng ta có rất nhiều người giống như anh Lý: Họ có thể trì hoãn hoặc bất lực trong công việc của mình, nhưng họ luôn vô tình can thiệp vào công việc của người khác, cố gắng đóng vai trò là người hòa giải hoặc người giải cứu. Tuy nhiên, do thiếu khả năng nhận thức ranh giới và xử lý nên họ thường không nắm bắt chính xác thời điểm và phương pháp can thiệp.
Nó không những không giúp ích mà còn khiến mọi việc phức tạp hơn và thậm chí mang lại rắc rối và mất mát không đáng có cho chính bản thân. Sau cùng, không những không giúp được người khác mà khiến bản thân rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan.
Tôi đã từng thấy một câu hỏi trên mạng xã hội rằng: "Chuyện của người khác thực ra không liên quan gì đến tôi, nhưng tôi lại luôn lo lắng chuyện của họ. Làm sao tôi có thể thay đổi được điều này?"
Có một câu trả lời nhận được nhiều lượt tán đồng rằng: "Những người thích lo lắng về việc của người khác chủ yếu là những người không thể tìm thấy giá trị trong cuộc sống của chính mình và hy vọng đạt được nó bằng cách giúp đỡ người khác. Nực cười ở chỗ là đôi khi, chúng ta không thực sự sẵn lòng giúp đỡ người khác, mà là đang tìm kiếm cảm giác có giá trị cho bản thân."
Thật vậy, rất nhiều khi, lý do chúng ta quan tâm đến chuyện của người khác là vì chúng ta thiếu ý thức về giá trị nội tại.
Trên thực tế, giá trị bản thân thực sự không đến từ sự công nhận bên ngoài, mà xuất phát sâu xa từ trong trái tim mỗi người. Làm tốt việc của mình là bước đầu tiên để nhận ra giá trị bản thân. Học cách buông bỏ những lo lắng không cần thiết và tập trung vào công việc của mình, chỉ bằng cách giải quyết công việc của mình trước, bạn mới thực sự có khả năng và trí tuệ để giúp đỡ người khác.
***
Có một câu trong "101 bài viết sẽ thay đổi suy nghĩ của bạn" rằng: "Tiền đề thay đổi hướng đi của cuộc đời chính là thay đổi cách suy nghĩ của bạn."
Sau tuổi trung niên, việc thay đổi cách suy nghĩ chính là chìa khóa mở ra một chương mới trong cuộc đời bạn.
"Kiểm soát trái tim mình", "Xem chừng cánh cửa của mình", và "Làm tốt việc của mình" không chỉ là bản tóm tắt ngắn gọn về tự quản lý bản thân mà còn là hiện thân cốt lõi của trí tuệ ở tuổi trung niên.
Hãy đón nhận cuộc sống với thái độ trưởng thành và khôn ngoan hơn, sống một cuộc sống tuyệt vời của riêng mình. Chúc bạn trở thành người có trái tim giàu có và một cuộc sống tuyệt vời.