Lễ hội Ná Nhèm của người Tày được tổ chức vào ngày 15 tháng Giêng hàng năm tại xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Lễ hội Ná Nhèm trong tiếng Tày có nghĩa là "mặt nhọ", được phục dựng 5 năm nay, đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều người dân và du khách thập phương về tham dự lễ hội. Năm 2015, lễ hội này chính thức được công nhận là lễ hội cấp quốc gia.
Hằng năm lễ hội Ná Nhèm được tổ chức vào ngày 14 và 15 tháng giêng tại xã Trấn Yên (Bắc Sơn, Lạng Sơn)
Điều đặc biệt trong lễ rước Tàng thinh là các chàng trai trong đoàn rước kiệu mặt phải bôi đen, không để nhìn thấy rõ.
Điểm đặc sắc nhất của lễ hội Ná Nhèm là màn rước sinh thực khí nam (Tàng thinh) và sinh thực khí nữ (Mặt nguyệt).
Tại đây, 6 chàng trai lực lưỡng trong làng sẽ được giao nhiệm vụ khiêng "Tàng thinh" tượng trưng cho linh vật của đàn ông. Đây là một nghi thức độc đáo để cầu may mắn, bình an, sinh sôi nảy nở trong lễ hội xuân Ná Nhèm.
Theo ghi nhận của PV, sáng 2/3 (tức 15 tháng Giêng) gần 500 ngàn người dân và du khách thập phương đã về tham dự lễ hội Ná Nhèm.
Ngày 14 tháng Giêng ban tổ chức đã sắp xếp nhiều trò chơi dân gian cho người dân vui chơi. Đến ngày 15 lễ rước Tàng Thinh, nghi lễ chính mới diễn ra. Năm nay lễ rước Tàng Thinh diễn ra đúng vào lúc 8h30 sáng.
Tàng thinh được ban tổ chức choàng bằng một tấm voan mỏng.
Tàng thinh lúc này mới xuất hiện trước người dân khiến nhiều người thích thú.
Tàng thinh năm nay do các bô lão tự làm, làm bằng gỗ dồi, nặng 50kg
Rất đông người dân và du khách đổ về đây tham dự lễ hội, đi theo đoàn rước "của quý" (sinh thực khí nam)
"Tàng thinh" là linh vật của người đàn ông biểu tượng cho sinh thực khí nam. Khi "Tàng thinh" và "Mặt nguyệt" gặp gỡ nhau, giao hòa tạo nên sự bình an, ấm no, sinh sôi nảy nở.
Nhiều người tham gia lễ hội thích thú chụp ảnh cùng Tàng thinh.
Một số du khách tranh thủ chụp ảnh lưu niệm bên cạnh "Mặt nguyệt" là biểu tượng cho người phụ nữ
Do lượng người đổ về tham dự lễ hội đông, nhiều người dân phải đứng trên khu vực cao để theo dõi đoàn rước