Nhà tuyển dụng hỏi: "Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?" - Đừng thật thà nhận, cũng đừng tự cao, người EQ cao chỉ cần nói 2 câu

Ứng Hà Chi, Theo Thanh niên Việt 05:46 10/08/2024
Chia sẻ

Câu trả lời của nữ ứng viên được lòng ban tuyển dụng, giúp cô ngay lập tức nhận việc.

Trong một cuộc phỏng vấn xin việc, mọi câu hỏi từ phía nhà tuyển dụng đều có thể ẩn chứa một ý nghĩa nào đó. Ngoài những câu hỏi liên quan đến công việc, phúc lợi, kiến thức chuyên môn, kỹ năng làm việc, nhà tuyển dụng còn thường đặt câu hỏi về cuộc sống. Mục đích của những câu hỏi này là để kiểm tra sự thông minh, khéo léo, khả năng ứng biến của ứng viên.

Chẳng hạn, nhà tuyển dụng thường hay đặt ra những câu hỏi như: Bạn có đang yêu không? Bạn kết hôn rồi phải không? Bạn đã sinh con chưa?... Một câu hỏi khác có thể được hỏi là: "Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?".

Mọi người đều có những khuyết điểm, vì vậy mục đích đầu tiên của người phỏng vấn là tìm hiểu xem bạn có hiểu rõ về bản thân hay không và bạn có nhận thức được những khuyết điểm của mình cần cải thiện hay không.

Mục đích thứ hai là xác định xem bạn có mâu thuẫn với yêu cầu của vị trí bạn đang ứng tuyển hay không. Mục đích thứ ba tất nhiên là để kiểm tra khả năng thích ứng, khả năng diễn đạt và quan trọng nhất là cách tư duy khi gặp vấn đề.

Nhà tuyển dụng hỏi: "Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?" - Đừng thật thà nhận, cũng đừng tự cao, người EQ cao chỉ cần nói 2 câu- Ảnh 1.

Trước câu hỏi này, một nữ ứng viên nọ từng trả lời bản thân không có khuyết điểm. Điều này khiến nhà tuyển dụng đánh giá cô là người tự cao, tự mãn, thiếu khả năng tự đánh giá. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến buổi phỏng vấn và quá trình phát triển sự nghiệp về sau. Dĩ nhiên là cô gái đã bị từ chối nhận việc.

Ứng viên thứ hai cũng là một cô gái. Và đây là cách cô ấy trả lời: "Khiếm khuyết của tôi là tôi theo đuổi sự hoàn hảo". Điều này sẽ cho thấy nữ ứng viên không chân thành, đang thể hiện sự khôn lỏi và coi người phỏng vấn như một kẻ ngốc. Ngay cả khi trước đây cô thể hiện tốt thì cũng rất dễ nhận được những nhận xét tiêu cực từ người phỏng vấn.

Ứng viên thứ ba là một chàng trai, anh khá trung thực: "Khiếm khuyết của tôi là sự trì hoãn", "Khiếm khuyết của tôi là sức khỏe kém",... Câu trả lời này khiến chàng trai bị loại thẳng vì để lại ấn tượng xấu. Từ câu chuyện của nam ứng viên, chúng ta rút ra bài học khi đi xin việc hay bất cứ làm điều gì là cố gắng tránh những khuyết điểm trong quan điểm, tính cách.

Nhà tuyển dụng hỏi: "Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?" - Đừng thật thà nhận, cũng đừng tự cao, người EQ cao chỉ cần nói 2 câu- Ảnh 2.

Nữ ứng viên cuối được trải thảm chào đón

Bạn nên khéo léo đề xuất những khuyết điểm nhỏ có thể thay đổi được, không liên quan gì đến yêu cầu công việc, cộng thêm những giải pháp cụ thể. Tất nhiên bạn cần trả lời bằng ngôn ngữ lịch sự.

Nếu bạn là sinh viên mới ra trường, bạn có thể chia sẻ: "Tôi mới ra trường và có thể chưa có nhiều kinh nghiệm như các bạn đi trước. Nhưng tôi đã tham gia nhiều hoạt động liên quan trong thời gian đi học để bù đắp cho sự thiếu kinh nghiệm thực tế".

Nói điều này không chỉ khiến bạn tỏ ra chân thành mà còn khiến công ty không nghĩ rằng bạn cần được đào tạo và quá gây áp lực từ đầu.

Với câu hỏi trên, nữ ứng viên số 4 đã đưa ra câu trả lời mạch lạc, hợp tình hợp lý: "Tôi nghĩ khiếm khuyết lớn nhất và luôn tồn tại đó là thiếu kiến thức. Vì thế, tôi sẽ chăm chỉ học tập mỗi ngày, không ngừng đọc sách khi rảnh để nâng cao chuyên môn".

Tóm lại, mỗi công việc đều có những đặc điểm tính cách riêng và bạn cần so sánh tính cách của bản thân với những đặc điểm mà công việc yêu cầu. Bạn cần lưu ý một số điều trong cuộc phỏng vấn như:

- Giữ sự tự tin là quan trọng, đừng hoảng sợ: Cuộc phỏng vấn là một quá trình tuyển chọn 2 chiều. Nếu thái độ của bạn quá cao, bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội; nếu thái độ của bạn quá thấp, bạn sẽ cảm thấy mình không xứng đáng. Vì vậy, một thái độ tự tin, không khiêm tốn cũng không kiêu ngạo là rất quan trọng.

Thứ hai, hãy chú ý đến ngôn ngữ lịch sự, nhìn thẳng vào người phỏng vấn và đừng lơ đễnh.

Thứ ba, khi trả lời câu hỏi không được mâu thuẫn với nội dung phỏng vấn trước.C ơ sở của câu hỏi này dựa trên mức độ hiểu biết của bạn về bản thân và văn hóa doanh nghiệp của đối phương. Ngoài ra, đối với những vấn đề tiêu cực, bạn cần nghĩ cách chuyển chúng theo chiều hướng tích cực.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày