Khi kiến thức và kỹ năng chuyên môn của các ứng viên tương đương nhau thì khả năng xử lý vấn đề và EQ chính là mấu chốt để nhà tuyển dụng đưa ra quyết định.
Phỏng vấn là một quá trình mà hầu hết các ứng viên đều phải trải qua để được nhận vào một vị trí nào đó. Trong cuộc sống hiện đại, có rất nhiều công ty và tập đoàn lớn không chỉ yêu cầu bằng cấp hay kinh nghiệm mà còn tìm kiếm những ứng viên nhanh nhạy, có EQ cao.
Trong các cuộc phỏng vấn, ngoài những câu hỏi chuyên môn quen thuộc, nhà tuyển dụng còn đưa ra những câu hỏi tưởng chừng kì cục nhưng lại đánh giá được sự nhạy bén của các ứng viên. Các câu hỏi bất ngờ sẽ yêu cầu người trả lời phải có EQ cao, phải có sự tinh ý và kĩ năng phản xạ tốt thì mới đáp án đúng được.
Tiểu Đông miệt mài học tập trong nhiều năm, cuối cùng cũng lấy bằng Tiến sĩ. Sau khi tốt nghiệp, anh đã tìm được một vị trí trong công ty nhỏ. Nhưng làm được nửa năm thì anh quyết định rời đi vì cảm thấy công ty không có triển vọng phát triển. Sau một tháng tìm kiếm, anh cũng tra cứu thông tin của một số vị trí đang tuyển dụng trên mạng, cuối cùng chốt được một vài công ty.
Sau vòng hồ sơ, anh được mời đến phỏng vấn tại một công ty nọ. Điều bất ngờ ngoài dự liệu của Tiểu Đông là ngoài những câu hỏi về kinh nghiệm và kiến thức thông thường, anh còn nhận được một "đề bài" khó.
Lần phỏng vấn này, ngoài Tiểu Đông còn có hai người khác. Cả ba người tham gia phỏng vấn để ứng tuyển cho vị trí trưởng phòng kỹ thuật. Trước đây, anh cũng là người phụ trách kỹ thuật ở công ty cũ nên khá tự tin vào kinh nghiệm của bản thân.
Hình minh họa (Ảnh: Internet)
Để chuẩn bị cho cuộc gặp mặt này, Tiểu Đông đã chuẩn bị kiến thức chuyên môn vững vàng. Tuy nhiên người phỏng vấn không chỉ đưa ra một số câu hỏi chuyên môn mà còn thực hiện các bài tập thực hành và thiết kế một sản phẩm ngay tại chỗ. Những bài kiểm tra này giúp đánh giá tay nghề của ba người và họ đều thể hiện tốt.
Cuối cùng, người phỏng vấn hỏi họ một câu để chọn ra ứng viên xuất sắc nhất. Cụ thể, nhà tuyển dụng hỏi: "Bạn thường lái xe hay đi tàu điện ngầm đến nơi làm việc?".
Có thể nói đây là câu hỏi rất phổ biến và đơn giản, ai cũng có thể trả lời được. Nhưng khi nhà tuyển dụng đưa ra câu này trong buổi phỏng vấn, nhiều người có thể cảm thấy có điều gì đó kỳ lạ.
Người xin việc đầu tiên cho biết: "Tôi thường lái xe đi làm, nhưng đường quá tắc nghẽn. Đôi khi tôi chọn đi xe buýt. Tuy nhiên phần lớn thời gian tôi chọn lái xe để có thể tiết kiệm thời gian hơn cho bản thân, đến công ty sớm và làm thêm một chút việc khác".
Người thứ hai dòng dạc trả lời: "Tôi không biết tại sao bạn đột nhiên hỏi câu hỏi này, nhưng nó không liên quan gì đến cuộc phỏng vấn. Tôi thường đi xe buýt để đến nơi làm việc. Tôi chưa mua ô tô vì mới tốt nghiệp và không có tiền tiết kiệm. Loại câu hỏi này không nên dùng làm câu hỏi phỏng vấn".
Người cuối cùng là Tiểu Đông. Anh trả lời như sau: "Tôi thường đi bộ đến nơi làm việc. Thời gian từ nhà tôi đến công ty khoảng 30 phút. Tôi lựa chọn cách này vì bản thân có thể suy nghĩ trong khi đi bộ. Đây là một cách giúp tôi lập kế hoạch làm việc trong ngày và rèn luyện sức khỏe. Chính vì những lý do trên, tôi thích đi bộ đến nơi làm việc".
Sau khi nghe hết các câu trả lời của ba người, nhà tuyển dụng trực tiếp nhận Tiểu Đông vào làm việc. Anh nói rằng Hiểu Đông là người rất chu đáo, có thể lập kế hoạch hợp lý, thông minh và có chủ kiến.
Hình minh họa (Ảnh: Internet)
Trong cuộc cạnh tranh việc làm hiện nay, phía nhà tuyển dụng ngoài việc muốn tìm kiếm những ứng viên có kiến thức chuyên môn tốt. Các công ty luôn tìm kiếm những người có khả năng tư duy nhanh nhạy và có kỹ năng xử lý các tình huống khéo léo.
Các nhà tuyển dụng đều biết rằng để đi được đến vòng phỏng vấn cuối cùng, các ứng viên đều chuẩn bị rất kỹ lưỡng về kiến thức chuyên môn lẫn nghiệp vụ. Song, ở môi trường làm việc hiện nay, kiến thức và kinh nghiệm là chưa đủ, thứ mà các nhà tuyển dụng cần là kỹ năng xử lý tình huống nhanh nhạy của ứng viên.
Thông qua tình huống này, họ có thể đánh giá sự linh hoạt, tính chủ động cũng như khả năng đối diện và giải quyết khó khăn của người đi xin việc. Cách cư xử dù là nhỏ nhất cũng có thể là thước đo để nhà tuyển dụng có đánh giá sơ bộ về khả năng thích nghi với công việc, cách đối mặt với áp lực và hiệu suất làm việc của mỗi ứng viên.
Những ứng viên nắm vững kĩ năng và có khả năng tư duy sẽ có thể đánh giá được câu hỏi từ đó đưa ra câu trả lời khôn khéo nhất. Trong môi trường công sở hiện nay, việc xử lý những tình huống bất ngờ đã trở thành điều kiện không thể bỏ qua.
Vì thế, trong bất kì trường hợp nào, những giải pháp của bạn phải được trình bày càng sát với mong đợi và sự đánh giá của họ càng tốt. Một sự chuẩn bị kĩ lưỡng thường sẽ là yếu tố quyết định giữa việc bạn có hoặc không được nhận vào làm. Đây là một yếu tố đầy thách thức nhưng rất đáng để bạn đầu tư thời gian.
Tổng hợp