Nhà tuyển dụng hỏi: “10 triệu rơi xuống bồn cầu bạn có nhặt lên không?”, ứng viên khôn khéo có đáp án khiến sếp bái phục, nhận gấp

Trần Hà, Theo Đời sống pháp luật 08:40 04/02/2025
Chia sẻ

Nữ ứng viên này ngay lập tức được nhận vào làm.

Đầu năm, câu chuyện phỏng vấn xin việc tiếp tục nhận được nhiều sự quan tâm của netizen. Mới đây, nền tảng Toutiao đăng tải lại bài viết về top câu hỏi phụ khi đi phỏng vấn hóc búa nhất mà bạn có thể biết. Trong đó có bài đăng về hai câu: “Bạn có thích tiền không” và “3 nghìn nhân dân tệ (khoảng 10 triệu đồng) rơi xuống bồn cầu thì bạn có nhặt không?" gây chú ý hơn cả.

Nhà tuyển dụng hỏi: “10 triệu rơi xuống bồn cầu bạn có nhặt lên không?”, ứng viên khôn khéo có đáp án khiến sếp bái phục, nhận gấp- Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Đến nay, nhiều công ty, đặc biệt là những đơn vị chuyên về kinh doanh, bán hàng vẫn sử dụng câu hỏi này để tuyển nhân viên. Bởi, đây là những câu hỏi thử thách IQ, EQ. Một người có câu trả lời và phần lý giải thuyết phục sẽ được đánh giá cao.

Theo đó, Tần Lam (28 tuổi, ở Bắc Kinh, Trung Quốc) cùng 2 ứng viên nữa lọt vào vòng phỏng vấn trực tiếp của một công ty lớn, với vị trí nhân viên bán hàng. Tại đây, ngoài chuyện giới thiệu bản thân và những câu hỏi về chuyên môn, nhà tuyển dụng tiếp tục đưa ra 1 câu hỏi chung cho cả 3.

Đó là: Bạn có thích tiền không?. Nhà tuyển dụng nói thêm rằng đây là câu hỏi phụ song sẽ có tác động không nhỏ đến quyết định tuyển dụng.

Ứng viên số 1 là một người đàn ông trẻ, đã học lên thạc sĩ sau 5 phút suy nghĩ liền đưa ra câu trả lời: “Tôi quan tâm đến sự phát triển, trưởng thành của bản thân hơn tiền khi tôi trúng tuyển vị trí này”.

Người thứ 2 tiếp tục là một người đàn ông nhưng tầm U35, vẻ ngoài chững chạc hơn: “Thật lòng mà nói trên đời này không có ai là không thích tiền. Nếu ai đó nói họ ghét tiền chắc họ nói dối. Tôi là người trung thực. Tôi thích tiền”.

Nhà tuyển dụng hỏi: “10 triệu rơi xuống bồn cầu bạn có nhặt lên không?”, ứng viên khôn khéo có đáp án khiến sếp bái phục, nhận gấp- Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Đến lượt Tần Lam - cũng là ứng viên cuối cùng đưa ra đáp án: “Đúng vậy, không có ai là không thích tiền. Yêu tiền không có gì là xấu cả nhưng tôi thích tiền kiếm được từ chính sức lực của mình. Thế nên, tôi cũng sẽ ghét tiền, nếu đó là khoản tiền bất hợp pháp thì cho tôi cũng không lấy”.

Sau 10 phút thảo luận, nhà tuyển dụng quyết định loại ứng viên số 1, với lý do: “Chúng tôi đang tuyển vị trí nhân viên bán hàng, không có lý do gì để chúng tôi tuyển một người không có tham vọng kiếm tiền, đồng nghĩa với việc mang về doanh số cho công ty”.

Lúc này, đã 12h trưa và buổi phỏng vấn chỉ còn 2 người. Lúc này, sếp là người đặt câu hỏi phụ: “Nếu bạn nhìn thấy 3 nghìn nhân dân tệ (khoảng 10 triệu đồng) rơi xuống bồn cầu thì bạn có nhặt nó lên không”.

Lúc này, đáp án không chỉ đơn giản là có hoặc không mà cần phải lý giải, phân tích nhiều hơn.

Ở câu hỏi này, cả hai có 15 phút để suy nghĩ, thậm chí được phát giấy bút để ghi đáp án của mình ra.

Ứng viên số 2 trả lời: "Đây là một câu hỏi khiến tôi phải suy nghĩ, cân nhắc rất nhiều trước khi đưa ra đáp án. Đây là phần trả lời của tôi. Nếu những tờ tiền đó được xả xuống bồn cầu và trông vẫn sạch, tôi sẽ nhặt nó lên, rửa sạch và phơi khô. Sau đó giữ lại để sử dụng. Nhưng nếu nó đã bị bẩn hoặc dính tạp chất,... tôi sẽ không nhặt nó lên, bởi vì nó có rất nhiều vi khuẩn và chắc chắn chẳng vị khash nào muốn dùng tờ tiền bẩn đó”.

Ứng viên số 3 - Tần Lam trả lời: “Tôi sẽ tùy theo tình hình lúc đó để có phương án xử lý phù hợp chứ không phải là một đáp án duy nhất.

3 nghìn nhân dân tệ cũng không phải là một số tiền nhỏ, không dễ để kiếm được. Thế nên, nếu tờ tiền vẫn sạch và chỉ dính nước, tôi vẫn sẽ nhặt lên, làm sạch để sử dụng. Còn nếu tờ tiền đã bị xả xuống bồn cầu thì tôi đành chịu (cười).

Song, xét ở một khía cạnh sâu xa hơn của vấn đề đó là khi đối mặt với lợi nhuận bất hợp pháp, có sạch ở vẻ ngoài tôi cũng không muốn nhặt nó lên. Nếu lỡ có được tôi cũng sẽ đem đi làm từ thiện hoặc giao cho cảnh sát xử lý. Ngoài ra, cũng có trường hợp cố tình ném tiền vào bồn cầu rồi muốn/bắt tôi nhặt nó để làm xấu mặt tôi. Trường hợp này, tôi sẽ từ chối nhận. Tiền thì ai cũng cần nhưng danh dự và lòng tự trọng mới là điều đáng quý”.

Và tất nhiên, với câu trả lời hết sức thuyết phục nêu trên Tần Lam liền được nhận vào làm. Cô ngay lập tức ghi điểm và được đánh giá cao với phần trả lời khéo léo, thông minh. Câu trả lời không chỉ cho thấy tính cách mà cũng phần nào phản ánh khả năng làm việc của Tần Lam. Cô có khả năng nhìn thấy bản chất, nhiều mặt của vấn đề và luôn suy nghĩ cẩn thận, chu đáo. Điều này hoàn toàn phù hợp với vị trí nhân viên bán hàng của công ty.

“Đối với vị trí nhân viên bán hàng, ngoài một người có vẻ ngoài, chuyên môn cao, chúng tôi còn mong muốn tìm ra người có khả năng chịu được áp lực công việc, phát triển lâu dài được ở công ty và có khả năng đưa công ty ngày càng đi lên”, vị sếp nói thêm.


TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày