Nhà nhỏ đến đâu cũng phải để trống 6 nơi này kẻo ảnh hưởng tâm trạng, gia đình dễ lục đục

Huyền Trang, Theo Thanhnienviet.vn 15:00 31/07/2024
Chia sẻ

Chăm dọn dẹp để 6 nơi này ngăn nắp sẽ giúp gia đình hòa thuận, tâm trạng vui vẻ, thần tài dễ gõ cửa.

Điều khó chịu nhất là trong nhà có rất nhiều đồ đạc chất đống trong góc, để cả năm không hề dùng đến nhưng lại chiếm diện tích. Chưa kể chỗ đồ đạc bỏ không này rất dễ bám bụi, trông bừa bộn không chịu nổi. Nếu bạn không có thói quen dọn dẹp thường xuyên thì ngôi nhà dù có lớn đến đâu cũng cảm thấy ngột ngạt, càng sống ở đó lâu càng khó chịu.

Dưới đây là 6 vị trí trong nhà bạn nhất định phải chăm dọn dẹp, kẻo sẽ ảnh hưởng không tốt tới cả chất lượng sống của cả gia đình, đồng thời "chặn đứng" lối vào của thần tài và may mắn.

1. Sàn của sảnh vào phải trống

Nhà nhỏ đến đâu cũng phải để trống 6 nơi này kẻo ảnh hưởng tâm trạng, gia đình dễ lục đục- Ảnh 1.

Cửa ra vào của nhiều ngôi nhà chất đầy hộp chuyển phát nhanh, giày dép và đủ loại đồ lặt vặt, khi ra vào dễ vấp phải và trông lộn xộn, gây ấn tượng xấu cho khách ngay từ khi mới vào cửa.

Trên thực tế, chỉ cần cất gọn giày dép ở lối vào thì nhà đã trông sạch sẽ hơn rất nhiều. Thêm vào đó, bạn hãy thường xuyên vứt bỏ những vật dụng thừa thãi khác như hộp chuyển phát nhanh, hộp đựng giày dép không dùng đến để đảm bảo không gian luôn thông thoáng.

Làm thế nào lối vào có thể "trống"?

Không trải thảm chùi chân

Nhà nhỏ đến đâu cũng phải để trống 6 nơi này kẻo ảnh hưởng tâm trạng, gia đình dễ lục đục- Ảnh 2.

Công dụng của tấm thảm chùi chân là ngăn bụi từ bên ngoài vào nhà. Trên thực tế, tấm thảm này ít có tác dụng, thay vào đó bụi sẽ ẩn dưới tấm thảm khiến bạn phải vệ sinh thường xuyên, điều này làm tăng thêm công việc nhà. Sau khi vứt thảm trải sàn đi, việc lau sàn sẽ đỡ rắc rối hơn rất nhiều.

Dành một ngăn mở dưới đáy tủ giày để đựng giày

Nhà nhỏ đến đâu cũng phải để trống 6 nơi này kẻo ảnh hưởng tâm trạng, gia đình dễ lục đục- Ảnh 3.

Tốt nhất nên phân ra hai phần riêng ở tủ để giày, một phần là tầng cuối cùng sát với mặt sàn cho các đôi có đế giày bẩn, thường xuyên sử dụng, phần còn lại cho giày dép đế sạch, ít sử dụng hơn. Giày được tháo ra khi ra vào cửa có thể để ở phần ngăn trệt sàn, rất tiện lợi và gọn gàng.

Làm tủ siêu mỏng

Nhà nhỏ đến đâu cũng phải để trống 6 nơi này kẻo ảnh hưởng tâm trạng, gia đình dễ lục đục- Ảnh 4.

Nếu không gian lối đi quá hẹp để cất những đôi giày thì bạn nên làm một chiếc tủ giày siêu mỏng. Độ dày của tủ giày có thể khoảng 12cm~20cm. Cửa tủ có thể làm thành loại cánh lật, hoặc có thể đặt giày theo chiều dọc và dùng thanh ngang dạng ống lồng làm tấm chắn nhằm đáp ứng nhu cầu cất giữ giày dép.

Nhà nhỏ đến đâu cũng phải để trống 6 nơi này kẻo ảnh hưởng tâm trạng, gia đình dễ lục đục- Ảnh 5.

Thiết kế lối vào theo cách này có thể giải quyết vấn đề giày dép vứt lộn xộn quanh cửa. Việc giải phóng lối đi sẽ giúp không gian sảnh trở nên sạch sẽ và thoải mái hơn rất nhiều.

2. Gầm giường phải trống

Nhà nhỏ đến đâu cũng phải để trống 6 nơi này kẻo ảnh hưởng tâm trạng, gia đình dễ lục đục- Ảnh 6.

Nhiều người có thói quen nhét một số vật dụng lớn dưới gầm giường và để đó cả năm trời mà không dọn dẹp. Điều này sẽ khiến rất nhiều bụi và rác tích tụ dưới gầm giường.

Mặc dù phòng ngủ là không gian riêng tư và ít ai có thể nhìn thấy sự lộn xộn dưới gầm giường, nhưng việc để gầm giường vừa bừa vừa bẩn sẽ ảnh hưởng rất xấu sức khỏe và tinh thần của gia chủ. Bên cạnh vấn đề sức khỏe, nếu phong thủy phòng ngủ tốt thì gia chủ sẽ gặp nhiều may mắn, tài lộc, gia đình có nhiều sức khỏe và luôn bình an.

Làm thế nào để gầm giường "trống"?

Không chất đống bừa bộn

Bạn nên thường xuyên phân loại và vứt bỏ những đồ vật không cần thiết, hoặc cất nó vào trong ngăn tủ riêng thay vì nhét đại vào gầm giường. Ngoài ra, việc dọn dẹp gầm giường còn giúp không gian phòng ngủ thông thoáng và sạch sẽ hơn, từ đó nâng cao chất lượng giấc ngủ.

Nhà nhỏ đến đâu cũng phải để trống 6 nơi này kẻo ảnh hưởng tâm trạng, gia đình dễ lục đục- Ảnh 7.

Chọn giường ngủ phù hợp

Khi chọn giường, bạn có thể chọn giường hộp đặt sàn, như vậy sẽ không có khoảng chết bên dưới. Phía trong giường còn có không gian chứa đồ, rất thuận tiện cho việc cất giữ quần áo, chăn ga gối đệm trái mùa.

Nhà nhỏ đến đâu cũng phải để trống 6 nơi này kẻo ảnh hưởng tâm trạng, gia đình dễ lục đục- Ảnh 8.

Bạn nên chọn loại có cần đóng mở, có thể dễ dàng nâng ván giường lên để đưa đồ vào và lấy ra.

Nếu bạn vẫn muốn chọn loại giường trống gầm, hãy chọn một chiếc giường cao để thuận tiện cho việc ra vào của robot quét nhà, hay để dễ dàng sử dụng chổi, cây lau nhà vệ sinh hàng ngày.

Nhà nhỏ đến đâu cũng phải để trống 6 nơi này kẻo ảnh hưởng tâm trạng, gia đình dễ lục đục- Ảnh 9.

Hãy nhớ, không nên chọn giường có chân quá thấp, bụi bẩn dễ tích tụ bên trong, chổi và cây lau nhà khó với vào, khiến việc vệ sinh trở nên khó khăn hơn.

3. Sàn phòng khách phải trống

Nhà nhỏ đến đâu cũng phải để trống 6 nơi này kẻo ảnh hưởng tâm trạng, gia đình dễ lục đục- Ảnh 10.

Phòng khách thường là nơi gia đình quây quần và dành thời gian cho nhau sau ngày dài làm việc. Vì vậy, phòng khách cần được giữ gìn sạch sẽ, thông thoáng. Nếu sàn phòng khách chứa đầy đủ thứ bừa bộn, gia chủ sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu, vô hình chung làm mất đi sự kết nối trong gia đình khi mọi người không có không gian tụ họp cùng nhau.

Làm sao phòng khách “trống”?

Dọn dẹp

Dọn dẹp tất cả các thiết bị điện vô dụng, hộp, đồ đạc lộn xộn và đồ trang trí không phù hợp để giải phóng không gian hiệu quả.

Nội thất dạng treo

Nhà nhỏ đến đâu cũng phải để trống 6 nơi này kẻo ảnh hưởng tâm trạng, gia đình dễ lục đục- Ảnh 11.

Tủ TV được thiết kế dạng treo trên tường sẽ tiết kiệm được tối đa công sức lau chùi, đồng thời trông sẽ không quá cồng kềnh.

Ghế sofa giống như giường trong phòng ngủ, bạn có thể chọn kiểu chân cao để dễ dàng vệ sinh.

Nhà nhỏ đến đâu cũng phải để trống 6 nơi này kẻo ảnh hưởng tâm trạng, gia đình dễ lục đục- Ảnh 12.

4. Mặt bàn bếp phải trống

Nhà nhỏ đến đâu cũng phải để trống 6 nơi này kẻo ảnh hưởng tâm trạng, gia đình dễ lục đục- Ảnh 13.

Khi nấu nướng trong bếp, bạn cần có không gian để rửa, sơ chế đồ, nếu bàn bếp bừa bộn sẽ khiến việc nấu nướng khó khăn và phiền phức hơn rất nhiều. Hơn nữa, trong bếp thường xuyên có nhiều dầu mỡ, nếu đặt mọi thứ lên mặt bàn thì việc lau chùi sau này sẽ vô cùng khó khăn.

Làm thế nào để làm cho mặt bàn bếp "trống"?

Làm thêm ngăn kéo tủ

Nhà nhỏ đến đâu cũng phải để trống 6 nơi này kẻo ảnh hưởng tâm trạng, gia đình dễ lục đục- Ảnh 14.

Khi lắp đặt nội thất, hãy bổ sung thêm ngăn kéo cho tủ bếp và xếp tất cả những vật dụng nhỏ vào ngăn kéo, để khi mở ngăn kéo ra có thể tìm thấy mọi thứ một cách dễ dàng, rất tiện lợi và nhanh chóng. Bát đĩa, nồi, chảo nhỏ… cũng có thể cất vào ngăn kéo.

Sử dụng không gian trên tường

Nhà nhỏ đến đâu cũng phải để trống 6 nơi này kẻo ảnh hưởng tâm trạng, gia đình dễ lục đục- Ảnh 15.

Bức tường bếp trống rỗng, vậy tại sao bạn không tận dụng? Bạn có thể sử dụng những tấm ván, kệ, móc đục lỗ để cất giữ tất cả trên tường, giúp tiết kiệm không gian trên mặt bếp.

5. Bàn ăn trống

Nhà nhỏ đến đâu cũng phải để trống 6 nơi này kẻo ảnh hưởng tâm trạng, gia đình dễ lục đục- Ảnh 16.

Một khi đã đặt nhiều đồ vật lên bàn ăn, dần dần bàn ăn dù lớn đến đâu cũng sẽ không có chỗ để. Bàn ăn thường được đặt ở trung tâm phòng bếp hoặc là điểm kết nối giữa phòng khách và phòng bếp, nên nếu nó lộn xộn sẽ đặc biệt dễ thấy. Vì vậy, giống như mặt bàn bếp, bàn ăn cũng phải càng trống càng tốt.

Làm sao bàn ăn có thể “trống”?

Có tủ đựng đồ

Nhà nhỏ đến đâu cũng phải để trống 6 nơi này kẻo ảnh hưởng tâm trạng, gia đình dễ lục đục- Ảnh 17.

Một hệ tủ đựng đồ có thể vừa chứa tất cả những món đồ cần thiết trong nhà, vừa có thêm không gian để dự trữ khi cần thiết. Trong lúc thiết kế tủ cạnh bếp, bạn nên phân chia các khu chức năng khác nhau tùy theo số lượng và tần suất sử dụng. Những vật dụng thường dùng như bộ đồ ăn, đồ uống, đồ dùng nhỏ và đồ lặt vặt nên để ở ngăn dễ lấy nhất.

Ngoài ra, bạn có thể thiết kế thêm nhiều ngăn kéo nhỏ để đựng những vật dụng nhỏ như đũa, thìa, nĩa,… riêng biệt. Hãy nhớ dành riêng các khu có ổ cắm ở nơi đặt các thiết bị điện để thuận tiện cho việc đặt máy pha cà phê, ấm đun nước,...

6. Bề mặt bồn rửa phải trống

Nhà nhỏ đến đâu cũng phải để trống 6 nơi này kẻo ảnh hưởng tâm trạng, gia đình dễ lục đục- Ảnh 18.

Mặt bàn bồn rửa cũng bừa bộn, đủ loại chai lọ chất đống nên bạn luôn phải cẩn thận khi rửa mặt và rửa tay vì sợ làm đổ chai. Nếu nước bắn tung tóe, bạn phải di chuyển từng cái một để làm sạch. Trong thời gian lâu dài, điều này vô cùng bất tiện và phiền phức.

Làm thế nào bồn rửa có thể "trống"?

Thay gương bằng tủ gương

Nhà nhỏ đến đâu cũng phải để trống 6 nơi này kẻo ảnh hưởng tâm trạng, gia đình dễ lục đục- Ảnh 19.

Đừng coi thường chiếc tủ gương, tuy chỉ dày vài centimet nhưng nó có thể đựng được tất cả đồ dùng vệ sinh, mỹ phẩm... Hai bên tủ gương có thể có thêm ngăn kệ hở để đặt khăn hay thêm nhiều đồ khác.

Máy sấy tóc và giá đựng bàn chải đánh răng có thể được dán trên tường, bằng cách này, bạn không cần phải đặt đồ đạc lên mặt bồn rửa, trông gọn gàng hơn rất nhiều.

Chọn chậu tích hợp gốm

Nhà nhỏ đến đâu cũng phải để trống 6 nơi này kẻo ảnh hưởng tâm trạng, gia đình dễ lục đục- Ảnh 20.

Chậu tích hợp bằng gốm giúp bạn tiết kiệm chi phí và dễ lau chùi hơn các loại chậu khác. Các góc được bo tròn và sẽ khó bám bụi bẩn, vì thế nên chậu có thể sạch sẽ như mới trong thời gian dài.

Theo Toutiao

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày