Ngày 9/1/2021 đánh dấu cột mốc khó quên trong sự nghiệp của Văn Quyết. Anh giành danh hiệu quốc nội thứ 10 cùng Hà Nội FC sau chiến thắng tối thiểu 1-0 trước Viettel, sáng ngang thành tích với đàn anh Nguyễn Anh Đức và chưa cho thấy dấu hiệu dừng lại.
Trước đó, Văn Quyết có lần thứ hai giành danh hiệu "cầu thủ xuất sắc nhất V.League" và giờ đang ở rất gần "Quả bóng vàng Việt Nam" đầu tiên trong sự nghiệp.
Chừng ấy các con số là đủ để vẽ nên tầm vóc của một trong những cầu thủ tấn công xuất sắc nhất lịch sử bóng đá Việt Nam. Thế nhưng, con số đáng mơ ước ấy không chỉ được trải trên hoa hồng, Văn Quyết trải qua đủ đắng cay, lạc lõng và cảm giác của một cầu thủ giỏi nhưng từng không được thừa nhận.
Chừng ấy các con số là đủ để vẽ nên tầm vóc của một trong những cầu thủ tấn công xuất sắc nhất lịch sử bóng đá Việt Nam. Thế nhưng, con số đáng mơ ước ấy không chỉ được trải trên hoa hồng, Văn Quyết trải qua đủ đắng cay, lạc lõng và cảm giác của một cầu thủ giỏi nhưng từng không được thừa nhận.
Ngày 21/11/2018, đội tuyển Việt Nam di chuyển đến sân bay Yangon chuẩn bị về nước sau trận hoà 0-0 trước chủ nhà Myanmar ở vòng 3 AFF Cup. Văn Quyết xuất hiện. Cảm nhận về anh lúc ấy là sự lạc nhịp giữa không khí đầy lạc quan của toàn đội.
Một ngày trước, anh có tên trong đội hình xuất phát của đội tuyển Việt Nam. Không dấu ấn, bị thay ra sau hiệp 1, những bình luận chỉ trích xuất hiện ngay lập tức. Nhiều người hâm mộ không còn muốn thấy anh ra sân.
"Người hâm mộ bình luận vậy cũng không biết làm sao. Phong độ cầu thủ có lúc này lúc kia, mình đen rơi đúng vào lúc đi xuống, không biết làm thế nào", Văn Quyết nói trong nỗi buồn pha lẫn bất lực.
Bước vào AFF Cup 2018, Văn Quyết được bầu làm đội trưởng. Một quyết định hợp lý với cầu thủ vừa được bầu chọn là cái tên xuất sắc nhất V.League, cùng Hà Nội FC giành chức vô địch sớm 5 vòng đấu, một kỷ lục. Thế nhưng, mọi thứ quay ngoắt 180 độ từ đây. Văn Quyết không thể giữ được vị trí.
Một đội trưởng hoàn toàn lành lặn nhưng thường xuyên không có tên trong danh sách thi đấu chính thức là dấu hiệu bất thường. Trong suốt hành trình vô địch, Văn Quyết ra sân 3 lần, không lần nào đá quá 45 phút. Thậm chí, mối quan hệ giữa anh và HLV Park Hang-seo còn bị đồn đoán có sự rạn nứt.
Thuyết âm mưu thậm chí còn được dựng lên trước trận đấu cuối cùng vòng bảng gặp Campuchia. Văn Toàn chấn thương sau pha va chạm với Văn Quyết trong buổi tập. Anh trở thành kẻ nhỏ mọn cố tình triệt hạ đàn em để tăng cơ hội ra sân.
Quãng thời gian ấy thật sự kinh khủng với Văn Quyết. Không chỉ tài năng bị phủ nhận, vợ và con trai anh cũng bị tấn công trên mạng xã hội. Trước sự giả dối và những lời lẽ công kích, Văn Quyết như nhiều cầu thủ khác chọn im lặng. Hành động của Văn Quyết được đánh giá cao trong bối cảnh đội tuyển Việt Nam đang tiến gần đến chức vô địch. Nếu là một cầu thủ khác đeo băng đội trưởng, chưa chắc nội bộ của đội tuyển quốc gia có thể êm đềm như thế.
Sự im lặng trước chỉ trích cũng cần được trui rèn. Thất bại ở 3 kỳ AFF Cup trước đó, những cú phốt trên sân cỏ đập tan cơ hội giành danh hiệu lớn,… tạo nên vốn kinh nghiệm riêng cho Văn Quyết. Cơn kích động của đám đông rồi sẽ qua đi còn công việc thì vẫn phải tiếp tục. Anh bỏ ngoài tai và chờ những trận đấu để chứng minh bản thân bằng hành động. Chí ít với CĐV Hà Nội FC, anh chưa từng khiến họ thất vọng.
Cơn kích động của đám đông rồi sẽ qua đi còn công việc thì vẫn phải tiếp tục. Anh bỏ ngoài tai và chờ những trận đấu để chứng minh bản thân bằng hành động. Chí ít với CĐV Hà Nội FC, anh chưa từng khiến họ thất vọng.
Từ AFF Cup 2018, biệt danh "tù trưởng" gắn liền với Văn Quyết. Sự cố tình không thừa nhận tài năng chuyên môn là một vết thương đối với một cầu thủ bóng đá.
Văn Quyết là một tài năng lớn nhưng sinh nhầm thời điểm. Giai đoạn 2011 – 2017, bóng đá Việt Nam không thiếu những tài năng nhưng sự hỗn loạn từ cấp CLB lên đến đội tuyển quốc gia khiến sự phát triển của thế hệ Văn Quyết liên tục bị đứt đoạn.
Sau năm 2010, bóng đá Việt Nam rơi vào khủng hoảng với những vụ bán độ, nhiều đội bóng "sớm nở chóng tàn". Công tác trọng tài kém cỏi tạo nên sự ra đời của công ty VPF,… Một nền bóng đá như vậy không thể tạo nên một hình hài tốt đẹp cho đội tuyển quốc gia.
Cá nhân Văn Quyết trải qua 5 đời HLV trưởng ở đội tuyển Việt Nam trong giai đoạn trên. Từ SEA Games đến AFF Cup, Việt Nam bị đánh bật khỏi top 3 đội mạnh nhất trong nhiều năm. Thế hệ Văn Quyết phải liên tục thay đổi, chưa kịp thích ứng chiến thuật này đã phải nhảy sang chiến thuật khác. Không có sự ổn định, cầu thủ cũng đánh mất chính mình mỗi lần lên ĐTQG.
Giai đoạn này nằm lọt thỏm giữa hai "thế hệ vàng" của bóng đá Việt Nam mà cột mốc là chức vô địch AFF Cup 2008 và 2018. Văn Quyết là cầu nối cho chính hai thế hệ ấy tiếc rằng anh không thể trở thành nhân vật chính khi đã ở rất gần với vinh quang.
Sinh ra trong một giai đoạn lỡ cỡ, góc nhìn của khán giả tới thế hệ của Văn Quyết vì thế cũng lệch lạc hơn. Đặt lên bàn cân, họ bị so sánh với thế hệ đàn anh Công Vinh với thế hệ đàn em Công Phượng, Quang Hải dù cho trình độ giữa họ không quá chênh lệch nhau.
May mắn không song hành với thế hệ Văn Quyết suốt một chặng đường dài. Nó khác hẳn hành trình giành chức vô địch AFF Cup 2008 của thầy trò HLV Henrique Calisto, một hành trình nhuốm màu kịch tính sau chuỗi trận chuẩn bị toàn hoà và thua.
Với thế hệ vô địch AFF Cup 2018, họ là sự kết hợp của hai tập thể từng thi đấu nhiều năm trong màu áo U19, U23, được nuôi dưỡng bằng những dòng tiền lớn của những ông bầu trong quá trình tái thiết nền bóng đá. Chưa hết, sự xuất hiện của HLV Park Hang-seo là chất xúc tác quan trọng dung hợp hai thế hệ này với nhau tạo nên thành tích vô tiền khoán hậu trong lịch sử.
Sự nghiệp của Văn Quyết nằm giữa hai lằn ranh thành công của nền bóng đá. Một tài năng nhưng không hợp thời và luôn tạo nên một chút lấn cấn đối với mỗi người khi đưa ra một nhận xét công tâm.
Sự nghiệp của Văn Quyết nằm giữa hai lằn ranh thành công của nền bóng đá. Một tài năng nhưng không hợp thời và luôn tạo nên một chút lấn cấn đối với mỗi người khi đưa ra một nhận xét công tâm.
Sự nghiệp của Văn Quyết không thể thiếu hai chữ tiếc nuối. Nếu danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất V.League đã được chinh phục thì Quả bóng vàng Việt Nam là vinh quang luôn lảng tránh Văn Quyết suốt nhiều năm qua.
Văn Quyết từng ở rất gần với Quả bóng vàng Việt Nam 2017 trước khi xuất hiện pha đánh nguội Nghiêm Xuân Tú. Một năm trước, anh bị loại khỏi danh sách rút gọn sau hành động đẩy ngã trọng tài. Năm 2019, anh cũng đối mặt với câu chuyện điểm "fair-play" sau án treo giò của Ban kỷ luật VFF.
Năm 2018, Văn Quyết giành danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất V.League nhưng vinh quang một lần nữa ngoảnh mặt anh. Một phần vì Quang Hải thi đấu quá xuất sắc trong màu áo ĐTQG và U23 Việt Nam. Một phần vì phong độ trồi sụt của chính Văn Quyết tại kỳ AFF Cup năm ấy.
Năm 2020 này mọi thứ được dự báo sẽ tươi sáng hơn với cá nhân Văn Quyết. Trong một năm dịch Covid-19 hoành hành, các giải đấu quốc tệ bị hoãn, các giải đấu quốc nội được xem là thước đo duy nhất cho cuộc đua tới Quả bóng vàng Việt Nam.
Ở Cúp quốc gia, Văn Quyết là đầu tàu giúp Hà Nội FC vô địch lần thứ hai liên tiếp. Tại V.League, anh thi đấu đủ 20 trận, được kênh thống kê chỉ số Instat chấm điểm cao nhất về tầm ảnh hưởng. Danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất V.League là phần thưởng xứng đáng dành cho tiền đạo 29 tuổi. Nó cũng báo hiệu việc anh gần như chắc chắn sẽ được xướng tên cho danh hiệu cao quý còn lại của bóng đá Việt Nam diễn ra vào đêm 12/1 tới đây.
Ở tuổi băm, khi nhiều cầu thủ Việt Nam đi về sườn dốc bên kia sự nghiệp, Văn Quyết vẫn lặng lẽ tiến đến vinh quang. Danh hiệu Quả bóng vàng Việt Nam là sự ghi nhận cho những khao khát và tinh thần chiến đầu không nghỉ của Văn Quyết suốt nhiều năm qua. Một sự ghi nhận cho tài năng và cống hiến của anh dù cho đã trải qua không ít biến cố trong sự nghiệp quần đùi áo số.
Anh có thể lỡ hẹn với giai đoạn cực thịnh của đội tuyển Việt Nam, có thể không hợp với triết lý và chiến thuật của HLV Park Hang-seo nhưng chưa bao giờ anh biến mình trở thành kẻ nổi loạn trong tập thể. Bóng đá là trò chơi chứa nhiều biến số. AFF Cup 2018 có thể vẫn tạo nên những xúc cảm lạc lõng đối với Văn Quyết nhưng chưa khi nào anh để cái tôi cao hơn tập thể.
Anh có thể lỡ hẹn với giai đoạn cực thịnh của đội tuyển Việt Nam, có thể không hợp với triết lý và chiến thuật của HLV Park Hang-seo nhưng chưa bao giờ anh biến mình trở thành kẻ nổi loạn trong tập thể.
Văn Quyết ngầm thừa nhận bản thân chưa phù hợp với chiến thuật của HLV Park Hang-seo. Anh rời đội tuyển không một lời ca thán nhưng khi được hỏi anh vẫn nhấn mạnh khao khát được trở lại đội tuyển, được HLV trưởng ghi nhận và cống hiến những gì tốt nhất của bản thân.
Văn Quyết nghiệm ra chân lý của cuộc đời. Thứ gì không phải của mình thì giành giật mãi cũng vô dụng. Không có đội tuyển, anh vẫn còn Hà Nội FC để chiến đấu. Không có đội tuyển, anh vẫn cần làm gương cho cậu con trai Văn Quân. Đó mới là sống và tận hưởng đam mê, mới tìm được hạnh phúc cho riêng mình.
Văn Quyết nghiệm ra chân lý của cuộc đời. Thứ gì không phải của mình thì giành giật mãi cũng vô dụng. Không có đội tuyển, anh vẫn còn Hà Nội FC để chiến đấu. Không có đội tuyển, anh vẫn cần làm gương cho cậu con trai Văn Quân. Đó mới là sống và tận hưởng đam mê, mới tìm được hạnh phúc cho riêng mình.
Họ tên: Nguyễn Văn Quyết
Ngày sinh: 1/7/1991
Quê quán: Hữu Bằng, Thạch Thất, Hà Nội
Vị trí thi đấu: Tiền đạo
Năm 2008, Văn Quyết thi đấu cho đội 1 Thể Công. Năm 2010, anh chuyển sang thi đấu cho CLB Hà Nội ở Giải hạng Nhất. Năm 2011, Văn Quyết chuyển sang thi đấu cho Hà Nội T&T (nay là Hà Nội FC) ở V.League.
Năm 2011, Văn Quyết lần đầu tiên được triệu tập lên ĐTQG và U23 Việt Nam. Anh ghi 1 hattrick trong trận đấu với U23 Brunei và lọt top 10 hattrick nhanh nhất lịch sử thế giới thời điểm ấy.
Tính đến năm 2020, Văn Quyết thi đấu 51 trận ghi 15 bàn thắng cho đội tuyển Việt Nam.
Thành tích:
- Cấp CLB (Hà Nội FC):
Vô địch V.League 2013, 2016, 2018, 2019
Vô địch Cúp quốc gia 2019, 2020
Vô địch Siêu cúp quốc gia 2010, 2018, 2019, 2020
Lọt vào Bán kết AFC Cup 2019
- Cấp đội tuyển:
Hạng 4 Đại hội Thể thao châu Á (ASIAD) 2018
Vô địch AFF Cup 2018
Vô địch Giải giao hữu AYA Bank Cup 2016 ở Myanmar
- Danh hiệu cá nhân:
Cầu thủ xuất sắc nhất V.League 2018, 2020
Quả bóng bạc Việt Nam 2014, 2015
Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất Việt Nam 2010, 2011