Mụn trứng cá được chia thành rất nhiều loại và mỗi loại mụn lại xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau. Để giải quyết những nốt mụn xấu xí trên khuôn mặt, cách tốt nhất là bạn hãy tìm hiểu rõ nguyên nhân từ đâu mà chúng xuất hiện.
Loại mụn này sẽ không gây viêm, không làm mặt bị sưng, đỏ nhưng lại có lỗ chân lông bít kín tạo nên nhân cứng màu trắng. Thậm chí, đôi lúc lông còn có thể mọc lên giữa mụn hoặc bị tắc bên trong
*Nguyên nhân: Mụn đầu trắng xuất phát từ yếu tố bụi bẩn, tuyến bã nhờn và tế bào chết nên gây tắc nghẽn lỗ chân lông.
Mụn đầu đen là những nốt mụn mọc thành đám chi chít có màu đen hoặc tối hơn do nằm trong lỗ chân lông hở miệng. Khi tiếp xúc với không khí sẽ bị oxy hóa nên có mụn đầu đen, nổi bật nhất ở vùng mũi.
*Nguyên nhân: Do lỗ chân lông bị hở nên khi nang lông nghẽn làm xuất hiện mụn đầu đen.
Đây là loại mụn báo hiệu tình trạng viêm, thường nằm dưới bề mặt da. Đặc biệt, vùng da xung quanh nốt mụn này dễ bị sưng đỏ, mụn nổi lên có màu hồng, cứng, nhẹ. So với 2 loại mụn trên thì mụn đỏ không có phần nhân rõ ràng và không phát triển to.
*Nguyên nhân: Do nhiễm trùng da, nổi mụn cóc, mắc bệnh chàm, dị ứng...
Mụn mủ là loại mụn to, ở giữa có mủ màu vàng hoặc trắng bên trong, phần da bên ngoài bị đỏ. Nhìn thoáng qua trông khá giống với mụn đầu trắng nhưng thực tế lại không phải.
*Nguyên nhân: Do dị ứng với một số loại thực phẩm, côn trùng cắn hoặc da bị tắc do dầu và tế bào chết.
Mụn bọc là loại mụn viêm gây đau rát, có nhân cứng và thường nằm sâu trong da. Nếu không tìm cách chữa trị sớm thì mụn bọc rất dễ để lại các biến chứng về da như sẹo, đốm đen...
*Nguyên nhân: Do loại mụn trứng cá viêm nên khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn sẽ làm tổn thương các tế bào và mô sâu dưới lớp da.
Trong trường hợp mụn mủ bị nhiễm trùng và bạn thường xuyên cảm thấy đau thì đó là lúc mụn mủ đã trở thành mụn nang. Mụn nang có nhân trắng (hoặc đỏ), kích cỡ to nhưng nhân mềm và thường nằm sâu dưới da. Ngoài ra, đây cũng là loại mụn rất dễ để lại sẹo.
*Nguyên nhân: Do mụn mủ bị nhiễm trùng.
Source (Nguồn): Brightside