Sau một thời gian dài lên sóng và thu hút sự chú ý, hành trình của Nghề Chủ Chốt với 10 tập cùng 12 nhân vật chủ chốt đã khép lại.
Với vai trò bệ phóng cho thế hệ nhà sáng tạo nội dung mới, chương trình trang bị cho các bạn trẻ những kiến thức, kỹ năng cần thiết để phát triển sự nghiệp livestream một cách chuyên nghiệp. Thông qua các thử thách dành cho nhân vật, Nghề Chủ Chốt còn đem đến cho khán giả cái nhìn vừa rõ ràng vừa bao quát và công tâm hơn với công việc có phần mới mẻ này.
Ngoài ra ở tập 10 - tập cuối cùng của chương trình, chính các nhà sáng tạo nội dung - những người đã và đang theo đuổi công việc này cũng được giãi bày về nghề nghiệp của mình. Họ sẽ giải đáp các câu hỏi như: Nghề chủ chốt là gì? Có phải cứ ngồi nói suông là chốt được đơn? Ý nghĩa nhận được? Lời khuyên cho thế hệ chủ chốt mới?...
Với Lê Anh Nuôi, nghề chủ chốt chủ yếu là chốt đơn. Nhưng không dừng lại ở đó, ý nghĩa của công việc này với anh vượt ra ngoài chuyện chốt đơn: “Mình được mọi người yêu quý vô cùng, mình đã truyền tải được giá trị của mình đến với khách hàng, mình đã bán được những mặt hàng kinh tế quân đội một cách chính hãng đến cho người dân có thể sử dụng”.
Tuấn Ngọc Đây lại định nghĩa công việc này là sự kết hợp giữa review sản phẩm với livestream, kèm theo chia sẻ và định hướng để người mua, người xem có thể lựa chọn được sản phẩm tốt nhất.
“Có thể sẽ có một vài định kiến liên quan đến công việc này. Tuy nhiên mình thấy nếu người làm nghề là những người có tâm, muốn chia sẻ với khách hàng, với người xem những sản phẩm tốt, hoặc đơn giản là chỉ muốn review những sản phẩm hợp lý thì đây vẫn là một công việc rất hay và thú vị” - Tuấn Ngọc nói.
Ngoài ra trong những phiên LIVE của Tuấn Ngọc trên TikTok Shop, khi anh em bạn bè quen biết lướt qua sẽ vào comment và tặng quà, tặng hoa cho nhau. Cả nhóm có một luật bất thành văn là không bao giờ rút số tiền từ quà tặng này mà thường đem đi tặng lại cho người khác. Với anh chàng và mọi người, đó là điều ấm áp nhất.
Theo Hưng Everything, nghề chủ chốt còn cần đặt hết tâm huyết và nỗ lực. Bởi lẽ đây không chỉ là công việc để kiếm thêm thu nhập mà còn giúp mọi người thể hiện được đam mê của chính bản thân, phát triển sự nghiệp lâu dài. “Thay vì chạy theo doanh thu, chạy theo số lượng bán hàng ra, mình hãy làm nó với sự chân thành. Đó là cách để mình có thể phát triển bền vững trong công việc này” - Hưng nói.
Nguyễn Hồ Trà My tâm sự những lần livestream đầu tiên là khó khăn nhất với cô khi chưa có kinh nghiệm, chưa biết sử dụng cột hơi, chưa biết làm giá, chưa biết xử lý kịch bản như thế nào, chưa biết phải tương tác,... Nhưng đổi lại cô nhận được rất nhiều thứ từ công việc này.
Ngoài làm sáng tạo nội dung, livestream còn là cách để Trà My mở rộng thêm tệp khách hàng, là cách để cô có thời gian trò chuyện nhiều hơn với người xem, với các bạn fan. Từ đây Trà My có sự kết nối thật sâu với mọi người, giúp mọi người hiểu hơn về sản phẩm mà mình đã sử dụng và tin tưởng để giới thiệu.
Trở ngại trong thời gian đầu livestream cũng rất đáng nhớ với Lương Ý Như (nickname: Lyn). Nhưng khi đã vượt qua được thì cô thấy mình nhận được kết quả xứng đáng: “Lyn nghĩ rằng việc livestream cũng là một cách để cho chị em chúng ta vừa có thể ở nhà nhưng vẫn có thể kiếm thêm thu nhập”.
Makeup artist Foxie lại có kỷ niệm đáng nhớ với người thân, bạn bè thông qua công việc livestream: “Trong những lần livestream hơi ít người xem, có nhiều bạn bè, người quen,... thậm chí là các bạn học cũ của mình ghé xem livestream rồi tiện tay mua cho mình 1-2 đơn. Mình cảm thấy rất vui và trân trọng từng sự giúp đỡ của mọi người”.
Xem livestream là nghề chủ chốt của bản thân nên Huỳnh Đăng Thông tin rằng sự ổn định của công việc này là do chính mình. Anh chàng được các chiến thần livestream như Hà Linh, Hằng Du Mục,... truyền cảm hứng rất nhiều.
Đồng thời, Thông cũng tự rút kinh nghiệm sau thời gian làm nghề: “Càng livestream nhiều thì càng có kinh nghiệm nhiều. Những livestream nào khó khăn mà Thông vẫn cố chấp làm thì đó là kinh nghiệm, là bài học của mình để khắc phục trong những phiên livestream khác tốt hơn”.
Nỗ lực hơn qua từng phiên LIVE cũng là điều mà Chang Shu Gờ chia sẻ: “Trước livestream mình nghĩ chắc lên LIVE 1 tiếng là cùng bởi vì mình có biết nói gì đâu. Nhưng khi có nhiều người quan tâm đến sản phẩm, mình bị cuốn theo và nói không ngừng nghỉ về sản phẩm luôn. Lúc đó mình nhận ra: ‘À. mình làm công việc này cũng phù hợp đấy chứ!’. Suy nghĩ đó mang lại rất nhiều hứng khởi, cứ thế mình làm những buổi livestream tiếp theo.
Nhắc đến target thì ai cũng có một chút áp lực đúng không? Mình không ngoại lệ đâu nhưng nhìn ở một góc độ khác, target chính là cái để mình hướng tới. Ví dụ mình làm chưa tốt thì lần sau mình cố gắng làm tốt hơn”.