Người trẻ "vỗ ngực tự hào" khi đặc sản quê hương được gọi tên liên tục trên sóng livestream

Quang Vũ, Theo Phụ nữ số 15:30 30/08/2024
Chia sẻ

Chỉ sau năm tháng phát sóng, "Shopee - Tinh Hoa Việt Du Ký" đã thu hút hàng triệu lượt xem trên Shopee Live cũng như các nền tảng mạng xã hội. Trong đó, nhiều bạn trẻ không ngần ngại bày tỏ sự yêu thích và tự hào của mình khi nhìn thấy đặc sản quê hương được lên sóng livestream.

Lên sóng đều đặn vào ngày 15 hàng tháng từ tháng 4 năm nay, mỗi tập phát sóng của livestream "Shopee - Tinh Hoa Việt Du Ký" đều để lại dấu ấn đặc biệt cho người xem thông qua quá các câu chuyện thương hiệu truyền cảm hứng cùng đa dạng các sản phẩm địa phương, nông sản, đặc sản đến từ các tỉnh thành trên khắp Việt Nam.

Là một người đam mê trải nghiệm và khám phá cái mới, mỗi khi có dịp đi du lịch, Lan Trinh (23 tuổi, Đồng Nai) thường lân la mua các món ăn địa phương về để ăn thử. Giờ đây, sau khi trở thành một fan trung thành của series Tinh Hoa Việt Du Ký, Trinh chẳng cần phải đi xa vẫn có thể biết được thêm nhiều kiến thức về sản vật cũng như văn hóa của các vùng miền ở Việt Nam.

"Hồi tháng 4, mình tình cờ xem được chương trình trên Shopee Live, đúng lúc khách mời yêu thích của mình đang nói về các công dụng của mật hoa dừa của tỉnh Trà Vinh. Đây là lần đầu tiên mình nghe đến sản phẩm này nên cảm thấy rất thú vị. Từ đó, mình đều canh ngày 15 hàng tháng để theo dõi các đặc sản địa phương mới lạ xuất hiện trên Tinh Hoa Việt Du Ký", Trinh chia sẻ. Khi thấy món tương hột đậu nành xuất hiện trong tập mới nhất của chương trình, Trinh cảm thấy rất hào hứng vì giờ đây người tiêu dùng từ khắp mọi nơi đều có thể thưởng thức được những loại tương truyền thống của quê hương mình.

Người trẻ "vỗ ngực tự hào" khi đặc sản quê hương được gọi tên liên tục trên sóng livestream- Ảnh 1.

Mật hoa dừa Trà Vinh hay các loại tương truyền thống từ Đồng Nai lần lượt xuất hiện trong livestream Tinh Hoa Việt Du Ký. Đây cũng là lần đầu nhiều bạn trẻ nghe đến tên của các món đặc sản này.

Bên cạnh đó, đằng sau mỗi sản vật đều có những câu chuyện riêng về văn hóa, tập quán của mỗi địa phương. Thông qua các hoạt động tương tác và minigame, chương trình góp phần mang các đặc sản địa phương cùng cơ hội khám phá, tìm hiểu văn hóa các vùng miền đến với đông đảo công chúng.

Việt Hóa (28 tuổi) cũng mang trong mình cảm giác tự hào khi thấy văn hóa quê hương xuất hiện trên phiên live Tinh Hoa Việt Du Ký ngày 15.5. "Là con dân xứ Huế, mình luôn mong muốn chia sẻ những nét truyền thống của quê hương đến với mọi người. Khi thấy MC Thanh Thanh Huyền và dàn khách mời giới thiệu nghệ thuật múa chén cung đình Huế, mình cảm thấy rất bất ngờ. Cũng trong livestream đó, mình còn được học lại cách chơi bài chòi Hội An. Đây đều là những loại hình nghệ thuật và các trò chơi dân gian rất đặc trưng của địa phương nơi mình sinh sống và làm việc".

Người trẻ "vỗ ngực tự hào" khi đặc sản quê hương được gọi tên liên tục trên sóng livestream- Ảnh 2.

Việt Hóa cho rằng việc mang các phong tục, tập quán lên livestream góp phần lan tỏa và bảo tồn các giá trị văn hoá của địa phương.

Đối với Việt Hóa, việc lưu giữ và lan tỏa các giá trị văn hóa vùng miền là điều hết sức cần thiết. Việc đưa nghệ thuật múa chén của Huế hay bài chòi của Quảng Nam lên sóng livestream có sẵn một lượng người xem dồi dào như Tinh Hoa Việt Du Ký giúp quảng bá và làm cho các bạn trẻ cảm thấy thích thú với văn hóa bản địa hơn.

Huy Hoàng (27 tuổi, Tiền Giang) chia sẻ, nhờ có Tinh Hoa Việt Du Ký mà đặc sản cacao và sô-cô-la của Tiền Giang được biết đến rộng rãi. "Khi nhắc đến tỉnh quê mình, mọi người thường chỉ nhớ đến hủ tiếu Mỹ Tho, vú sữa Lò Rèn, sầu riêng,... mà ít ai biết rằng nơi đây là vùng chuyên cung cấp hạt cacao thô để làm nên những thanh sô-cô-la cao cấp đạt chuẩn quốc tế."

Sau khi chương trình phát sóng, cả anh và người xem từ khắp nơi đều cảm nhận được sự tâm huyết của thương hiệu Alluvia trong việc nâng tầm giá trị hạt cacao Việt Nam, cũng như phát triển nền kinh tế và du lịch của địa phương. Ngoài ra, doanh nghiệp này còn kết hợp các loại nông sản đặc trưng như dừa Bến Tre, mắc khén Tây Bắc, mật hoa dừa Trà Vinh,... vào trong các sản phẩm của mình, góp phần lan tỏa sản vật Việt Nam đến khách hàng trong nước và quốc tế.

"Sau khi Tinh Hoa Việt Du Ký phát sóng, nghe bạn bè xung quanh thắc mắc và trầm trồ khi biết ở Tiền Giang còn nổi tiếng về sản xuất sô-cô-la, mình đều cảm thấy rất vui vì đặc sản quê hương ngày càng được nhiều người biết đến hơn", Hoàng bày tỏ.

Người trẻ "vỗ ngực tự hào" khi đặc sản quê hương được gọi tên liên tục trên sóng livestream- Ảnh 3.

Các doanh nghiệp nhận được nhiều phản hồi tích cực từ cộng đồng mạng, cũng như ghi nhận được số lượng đơn hàng bán ra tăng gấp nhiều lần so với ngày thường.

Nhìn lại chặng đường đã qua, đã có gần 1.000 sản phẩm địa phương được "lên kệ" và quảng bá, các doanh nghiệp tham gia ghi nhận doanh thu tăng đến 30 lần. Trước các con số ấn tượng từ chương trình, Huy Hoàng cho rằng "Shopee - Tinh Hoa Việt Du Ký" đã làm rất tốt trong việc giúp các doanh nông thích ứng với xu hướng hiện nay của người tiêu dùng là mua hàng trên sàn TMĐT, đặc biệt là thông qua hình thức livestream. Điều này phần nào giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm được những chi phí trung gian và tìm được lối ra mới cho các sản phẩm nông đặc sản Việt.

Người trẻ "vỗ ngực tự hào" khi đặc sản quê hương được gọi tên liên tục trên sóng livestream- Ảnh 4.

Nhiều người dùng trẻ không chỉ cảm thấy tự hào mà còn sẵn sàng đồng hành cùng chương trình trong hành trình tôn vinh nông đặc sản Việt và hỗ trợ các doanh nông địa phương.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày