Người trẻ không muốn nhận định kiến "Tết vô tâm": Cuộc sống “công nghệ” đâu có tước đi ý nghĩa của ngày Tết sum vầy

Quang Vũ, Theo Trí Thức Trẻ 19:30 16/01/2020
Chia sẻ

Đã gần lắm cái Tết Nguyên đán đầu tiên của thập kỷ mới, và trên mạng xã hội vẫn tràn ngập những câu chuyện chê trách người trẻ ngày càng rời xa các giá trị truyền thống. Nhưng, liệu có quá khắt khe nếu dùng góc nhìn chủ quan của thế hệ “offline” trước đây để dán cho người trẻ chiếc nhãn “vô tâm” mỗi dịp xuân về?


Người trẻ không muốn nhận định kiến Tết vô tâm: Cuộc sống “công nghệ” đâu có tước đi ý nghĩa của ngày Tết sum vầy - Ảnh 1.

Sinh năm 1993, tôi là một người trẻ điển hình thuộc thế hệ Millennials. Khoảng cách thế hệ đôi khi cũng tạo nên những cách biệt đáng kể trong suy nghĩ, nhìn nhận cuộc sống. Chúng tôi coi Tết là khoảng thời gian để nghỉ ngơi sau một năm làm việc mệt nhoài, dành cho bản thân những khoảng lặng để nghiền ngẫm, nghĩ suy về năm cũ. Bố mẹ coi Tết là khoảng thời gian để đi thăm hỏi người thân họ hàng, để dọn dẹp nhà cửa, trang hoàng không gian và sẵn sàng đón một cái Tết đủ đầy, trọn vẹn nhất. Có những khoảng vênh nhất định trong tâm thế của thế hệ Y, Z và thế hệ X mỗi ngày Tết. Ký ức về Tết cổ truyền lần hồi về quá khứ nhưng những nghi lễ, khuôn phép vẫn in hằn trong nếp suy nghĩ của bố mẹ, để đôi khi soi vào cuộc đời lớp trẻ như chúng tôi và khẽ thở dài: Người trẻ giờ, vô tâm với Tết quá nhỉ?

Tôi tự hỏi liệu những người trẻ như tôi có thực sự thờ ơ, vô tâm với Tết quá không để phải chịu những định kiến, tiếng thở dài hay chép miệng ngày cuối năm. Tại sao chúng tôi bị gán mác là những người trẻ vô tâm mỗi dịp Tết đến?

Người trẻ không muốn nhận định kiến Tết vô tâm: Cuộc sống “công nghệ” đâu có tước đi ý nghĩa của ngày Tết sum vầy - Ảnh 2.
Người trẻ không muốn nhận định kiến Tết vô tâm: Cuộc sống “công nghệ” đâu có tước đi ý nghĩa của ngày Tết sum vầy - Ảnh 3.

Nếu ngày thường, smartphone đã trở thành một vật bất ly thân của người trẻ thì trong ngày Tết, chúng tôi càng lúi húi bên điện thoại hay ôm máy tính nhiều hơn. Ngoài những chuyến đi thăm họ hàng hay quây quần bên mâm cơm, đâu có quá nhiều sự lựa chọn để nghỉ ngơi hay vui chơi trong dịp Tết. Bạn bè cũng về quê, ngày Tết người ta cũng ngại ra ngoài khi nhiều địa điểm vui chơi đóng cửa, thành ra chiếc smartphone nghiễm nhiên thành công cụ tiêu khiển dễ dàng nhất cho các bạn trẻ. Với chúng tôi, làm tròn nghĩa vụ đi thăm họ hàng và cùng nhau sum vầy trò chuyện dường như là chưa đủ với bố mẹ.

“Con nghiện di động”, “chúng mày chỉ biết cắm mặt vào điện thoại thôi” - bố mẹ tôi vẫn hay cằn nhằn như vậy, từ chuyện bé xé ra to; chúng tôi trở thành những đứa không biết lo nghĩ cho gia đình, quên đi họ hàng, không ra ngoài hòa nhập với cuộc sống. Trong con mắt người lớn, tiền lì xì hay đồ ăn ngày Tết cũng không còn khiến mắt lũ trẻ bừng sáng, chiếc điện thoại di động có lẽ hấp dẫn hơn bánh chưng hay những phong bao lì xì mang bao lời chúc tử tế đầu năm.

Người trẻ không muốn nhận định kiến Tết vô tâm: Cuộc sống “công nghệ” đâu có tước đi ý nghĩa của ngày Tết sum vầy - Ảnh 4.

Ngày Tết gắn liền với sự sum vầy, quây quần và những giá trị gia đình tốt đẹp. Nhưng hình như, có nhiều bạn trẻ chỉ dành những lời chúc gia đình hạnh phúc, câu chuyện đoàn viên ấm áp trên Facebook để ngồi đếm like, còn thời gian ngày Tết chỉ để tụ tập bạn bè, đi chơi cùng người yêu. Chúng ta dễ dàng chia sẻ hơn với người ngoài, những kỷ niệm ngày Tết kể trên Facebook, những bức ảnh đẹp đăng tải trên Instagram có vẻ thoải mái hơn ngồi tâm sự cùng bố mẹ, ôn lại kỷ niệm những ngày Tết của ngày quá vãng, ít đủ đầy vật chất nhưng luôn luôn đầy ắp tình thân. 

Bố mẹ trách chúng tôi tiêu xài phung phí trong dịp Tết đến; mẹ nói rằng việc gì phải mua hoa quả nhập, “sính ngoại” làm gì khi Tết có đầy mứt, hạt bí, quýt… Bố mẹ không cần những mâm cao cỗ đầy món Tây món tàu, chỉ cần năm nào cũng có nồi thịt đông, khoanh giò xào bố tự bó và vại củ kiệu mẹ chuẩn bị từ trước Tết là mới ra được tinh thần Tết. Chúng tôi mong một cái Tết đầy đủ vật chất vì hiểu tính bố mẹ đôi khi không dám mua đồ mới cho chính bản thân mình, bố mẹ mong một cái Tết đầy đủ tinh thần. Với chúng tôi, phải có đầy đủ rượu bánh chè mứt, phải trang hoàng nhà cửa lung linh, mua sắm quần áo mới thì Tết mới thực sự về; với bố mẹ, có chúng tôi về là Tết ấm áp. Những cái Tết vật chất, người ta lao vào cuộc đua xem ai sắm sửa được nhiều hơn, mua quần áo mới đẹp hơn. Có một lớp người đủ lớn để kiếm trời kiếm bể nhưng chưa bao giờ đủ lớn để hiểu lòng cha mẹ. 

Người trẻ không muốn nhận định kiến Tết vô tâm: Cuộc sống “công nghệ” đâu có tước đi ý nghĩa của ngày Tết sum vầy - Ảnh 5.

Tôi nhớ cô bạn thân tôi năm ngoái, ngày 29 Tết đã xách ba lô lên đường sang Ấn Độ du lịch hai tuần. Cô nói Tết ngột ngạt, người ta hỏi nhiều về cưới xin, lương thưởng, đi xa một chuyến cho thoải mái. Năm đó, tôi sang nhà nó chơi mùng Hai, căn nhà trống trải chỉ có bố mẹ cô bạn ngồi xem tivi, không khí ngày Tết cũng chẳng khác mấy ngày thường. “Nhà đã neo người, con gái Tết còn đi chơi xa, hai ông bà thì ăn Tết cũng cầu kỳ gì đâu”, mẹ cô bé ngồi tâm sự. Bố mẹ có lý khi chê trách nhiều đứa con đến ngày Tết là muốn rời xa gia đình. Chúng ta có cả năm để vẫy vùng với cuộc đời nhưng chỉ có vài ngày để trở về với gia đình, liệu như vậy có vô tâm với bố mẹ không? Cuộc sống lúc nào cũng vội vàng, chẳng có lấy một phút nghỉ ngơi, đến Tết rồi cũng không lắng lại được một chút sao?

Bố mẹ trách chúng tôi vô tâm trong những ngày Tết, từ những điều đó mà ra chứ đâu xa. Tết đến nhiều người vẫn làm việc, vẫn tranh thủ “kiếm thêm chút tiền để ăn Tết cho ngon” - ơ, Tết đến rồi mà, còn kiếm tiền đến cái Tết nào nữa mới chịu ngồi xuống nhấp một tách trà, trao nhau một câu chúc và nhận ra bố mẹ đang già rồi…

Nhưng, chúng tôi không vô tâm đến vậy, chúng tôi cũng có câu chuyện của riêng mình.

Người trẻ không muốn nhận định kiến Tết vô tâm: Cuộc sống “công nghệ” đâu có tước đi ý nghĩa của ngày Tết sum vầy - Ảnh 6.

Suy cho cùng, ngày Tết và những chuyến đi thăm họ hàng cũng chỉ là dịp để kết nối với mọi người. Bố mẹ lớn lên trong thời đại công nghệ chưa phát triển, người ta chỉ có thể kết nối với nhau bằng cách gặp mặt trực tiếp hay qua thư từ thì thế hệ chúng tôi đã có điện thoại, Facebook, Messenger, Email và vô vàn ứng dụng trò chuyện trực tuyến. Điện thoại chỉ là công cụ để kết nối với mọi người, điều cốt lõi nằm ở việc chúng ta xây dựng những mối quan hệ ra sao để thực sự lành mạnh và hiệu quả. Đừng trách một cô bạn du học sinh “dán mắt vào điện thoại”, Tết năm nay họ không thể về nhà và phải ngồi Facetime cùng cả gia đình xem bắn pháo hoa, nghe mẹ kể năm nay nhà có gói bánh chưng, rán nem hay làm món mà con yêu thích nhưng mãi không thấy con về. Đừng trách anh công nhân nhà máy kia, ngày 29 rồi vẫn phải tăng ca, vé máy bay thì đắt vé tàu thì hết, đành tặc lưỡi thôi một năm ăn Tết ở thành phố vậy. Nhưng ăn Tết thành phố đâu có nuốt trôi niềm vui, đêm 30 Tết bố mẹ gọi điện hỏi thăm chỉ biết ngậm ngùi: Tết này con không về.

Người trẻ không muốn nhận định kiến Tết vô tâm: Cuộc sống “công nghệ” đâu có tước đi ý nghĩa của ngày Tết sum vầy - Ảnh 7.

Giữa muôn dòng tin, câu chuyện được chia sẻ qua những chiếc điện thoại ngày Tết, có nhiều người không thể về quê, không được gặp gia đình; có người vẫn phải làm việc. Cũng có những người thực sự chìm đắm trong một vài bộ phim nhưng Tết mà, họ đã có một năm mệt nhoài, xin bố mẹ hiểu rằng được ở bên gia đình, được về nhà đã thực sự là niềm ấm êm từ bên trong chứ không nhất thiết phải là buổi đi thăm viếng họ hàng, tiếp khách dù chẳng biết là ai. 

Người trẻ biết quan tâm tới gia đình theo những cách khác nhau, họ không chỉ “ăn Tết công nghệ” trên mạng xã hội mà còn biết sử dụng công nghệ để giúp giản tiện nhiều hoạt động trong ngày Tết. Thay vì sử dụng tiền mặt hay mất thời gian để thanh toán các hóa đơn tiện ích (Điện, nước, Internet, truyền hình cáp, điện thoại trả sau), chỉ cần tải ứng dụng VinID là bạn có thể thay bố mẹ trả khoản tiền trên, không còn lo phải giải quyết những bất tiện phiền toái khi trả tiền chậm hay sự quên quên nhớ nhớ của bố mẹ khi đã về già. Có VinID, bố mẹ bạn không cần quan tâm xem có quên tiền mặt hay không mỗi dịp mua sắm tại các cửa hàng của VinMart, VinMart+, siêu thị ảo VinMart 4.0… Để gia đình có thêm thời gian sum vầy, giảm gánh nặng ngày Tết, chúng tôi giúp việc đi siêu thị dễ dàng với Scan&Go, chỉ cần chọn đồ và thanh toán rồi sản phẩm sẽ tự được chuyển về gia đình. Những ngày Tết ai cũng muốn được thảnh thơi thư giãn một chút, việc dọn dẹp nhà cửa lớn bé cứ để bọn con “giúp” với tính năng đăng ký dịch vụ giúp việc thông qua app VinID. Cái Tết của người trẻ đâu có xa rời truyền thống, chúng tôi biết đưa cả hệ sinh thái công nghệ hiện đại của VinID để khiến ngày Tết dễ dàng hơn cho cả gia đình. 

Người trẻ không muốn nhận định kiến Tết vô tâm: Cuộc sống “công nghệ” đâu có tước đi ý nghĩa của ngày Tết sum vầy - Ảnh 8.

Sống trong một thế giới biến động, người trẻ cũng biết lo cho bản thân và gia đình; không phải ai cũng có thói quen tiêu xài phung phí như những định kiến áp đặt lên chúng tôi. Sự nhạy bén của thế hệ trẻ với công nghệ Fintech, với các tiện ích giảm giá, khuyến mại đã giúp họ giảm chi tiêu cho bản thân và gia đình đáng kể. Người trẻ không chỉ suốt ngày ngồi “hì hụi điện thoại không biết đỡ đần bố mẹ” như mấy cô hàng xóm hay nói, chúng tôi biết cách để mọi việc trở nên dễ dàng hơn với chiếc điện thoại trong tay. Thay vì gửi tặng bố mẹ hay người thân những giỏ đồ chẳng biết mọi người có thích không nữa, chúng tôi dành tặng những giftcard VinID để mọi người tự do lựa những món đồ mình thích. Tết giờ bố mẹ không phải sốt sắng lo đi đổi tiền mới để mừng tuổi khi đã có tính năng Lì xì Tết của VinID với nhiều câu chúc ý nghĩa. Dù có ở xa gia đình, bạn vẫn có thể lì xì bố mẹ hay “vòi vĩnh” như hồi còn nhỏ, tiện lợi vô cùng.

Bố mẹ hãy đừng lo vì những đứa trẻ được cho là “vô tâm”; hãy cứ để họ đi xa một ngày Tết nếu họ mong muốn vì phải đi xa một lần như vậy, họ mới thực sự hiểu nỗi nhớ nhà ngập tràn trong mình như thế nào. Chỉ có đi thật xa, rời khỏi cái không khí chộn rộn, náo nhiệt ngày Tết, người ta mới nhớ mùi hương khói bên tiếng chuông chùa đêm 30, nhớ mùi nước thơm mẹ nấu để tắm Tết, nhớ cả tiếng pháo đì đùng rực sáng bầu trời. Ai đó có thể vô tâm một lần, một ngày Tết nhưng chắc chắn sẽ không thể vô tâm cả đời.

Qua bao thập kỷ đổi thay với những biến chuyển thời cuộc, mỗi thế hệ sẽ có những quan điểm riêng trong nhiều khía cạnh cuộc sống; Suy nghĩ về cái Tết và sự sum họp gia đình cũng vậy. Tuy nhiên, dù thế nào đi chăng nữa, có những giá trị chung vẫn sẽ không bao giờ thay đổi: Là tình yêu gia đình và nỗi hàm ơn ngày Tết để chúng ta xích lại gần nhau hơn. 

Người trẻ không muốn nhận định kiến Tết vô tâm: Cuộc sống “công nghệ” đâu có tước đi ý nghĩa của ngày Tết sum vầy - Ảnh 9.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày