Học cách tỏ ra ngốc nghếch khi người khác xấu hổ
Trong cuộc sống, chắc hẳn ai cũng sẽ gặp phải những trường hợp xấu hổ, ngại ngùng, bối rối.
Ví dụ nếu bạn vô tình bị ngã xuống, hoặc không may váy áo bị rách, nếu có ai đó đi ngang qua, đặc biệt là người quen, chắc chắn bạn sẽ vô cùng ngại ngùng, chỉ muốn tìm một chỗ nào đó để trốn.
Trong trường hợp này, một người thông minh và tinh tế thường sẽ lờ đi, không vạch trần sự xấu hổ của người khác. Cho dù họ có nhìn rõ, cũng sẽ tỏ ra ngốc nghếch, không biết, hoặc dùng vài lời nói để xoa dịu cho đối phương.
Ảnh minh họa
Có vài người thiếu tinh tế, không những nói to chuyện xấu hổ của người khác mà còn lấy nó ra để làm trò đùa. Điều này thực sự vô duyên và nhạy cảm.
Nếu biết cách điều khiển cảm xúc trong thời điểm nhạy cảm như thế, bạn có thể gây dựng được lòng tin và sự tôn trọng của đối phương và mọi người.
Người có thể đồng cảm và biết quan tâm tới cảm xúc của người khác không chỉ thể hiện con người tinh tế và khéo léo mà còn thể hiện bạn là người có trái tim nhân hậu.
Nếu mỉa mai hoặc bêu rếu những tình huống xấu hổ mà người khác gặp phải một cách trịnh thượng hay đùa cợt sẽ khiến đối phương vô cùng tổn thương. Điều này thậm chí còn có thể khơi dậy sự căm ghét của người khác.
Giả vờ ngốc nghếch khi bị sỉ nhục
Hầu như ai trong cuộc đời cũng phải chịu đựng vài lần bị sỉ nhục, chế giễu của người khác. Cho dù bạn có tốt bụng đến đâu, dù bạn có rộng lượng và vị tha như thế nào đi chăng nữa thì vẫn sẽ có những người không mấy thiện cảm với mình.
Nếu tình huống đó xảy ra, bạn hãy coi lòng tốt hay tài năng của mình tương phản với sự nhỏ nhen, xấu tính của họ.
Những người hẹp hòi như vậy thường luôn nói chuyện thiếu suy nghĩ, hoặc cố tình muốn hạ bệ bạn. Khi đó bạn hãy học cách giả vờ ngốc nghếch hoặc im lặng. Việc đáp trả mọi lúc sẽ khiến đối phương càng được đà, càng thích thú với việc bạn tức giận. Cách ứng xử khôn ngoan là hãy học cách lờ đi. Đôi khi “giả vờ ngốc” không phải hèn nhát, mà là để người khác thấy được thái độ của bạn khi không có được sự tôn trọng.
Nếu bạn cố tình không nghe, không biết, không quan tâm, thì đối phương sẽ cảm thấy ức chế và lo lắng hơn nhiều.
Im lặng trước những điều mình đã biết
Đôi khi có những chuyện dù đã biết bạn cũng nên giả vờ là chưa. Ví dụ khi đồng nghiệp, bạn bè hay ai đó chia sẻ thông tin mà bạn đã biết rồi thì cũng nên ngồi lại lắng nghe.
Bởi điều này cho thấy sự tôn trọng mà bạn dành cho họ. Nếu một người rất háo hức kể cho bạn nghe một câu chuyện nhưng chưa kịp mở miệng thì bạn đã cắt ngang rồi nói mình đã biết, họ chắc chắn sẽ cảm thấy xấu hổ, thất vọng và sau đó sẽ không muốn chia sẻ với bạn như trước nữa.
Ảnh minh họa
Nếu nhận được một câu hỏi riêng tư, về một vấn đề mà bạn không muốn chia sẻ và cũng không thể dứt khoát từ chối thì việc giả vờ chưa biết lại là một cách hay giúp bạn xử lý tình huống này. Bạn cũng có thể giả vờ như không nghe thấy hoặc lảng sang chuyện khác.
Đôi khi sẽ có những khoảnh khắc, thời điểm, bạn nên ứng xử “ngốc nghếch”đi một chút, sẽ khiến mọi chuyện thuận lợi hơn. Điều này cũng làm người khác tôn trọng và tin tưởng bạn hơn khi chia sẻ câu chuyện của mình.