Di tích này được đặt tại một trong những bảo tàng nổi tiếng nhất của Ý - Bảo tàng Galileo (trước đây gọi là Bảo tàng Lịch sử Khoa học), tại thành phố Florence.
Nhà thiên văn học Galileo Galilei là người đầu tiên phát hiện ra rằng Trái đất không phải trung tâm của hệ Mặt Trời
Trông hơi đáng sợ, ngón tay giữa (bàn tay phải) của Galileo được đựng trong một hộp kính hình quả trứng, bên dưới có bệ đá cẩm thạch. Tại Bảo tàng Galileo còn trưng bày ngón tay cái bên phải, một ngón tay khác và một chiếc răng thuộc về ông.
Các bộ phận kể trên được lấy từ thi hài của nhà khoa học vĩ đại hơn 8 thập kỷ sau cái chết của ông vào năm 1642, khi Galileo 77 tuổi.
"Ngón tay thối" của Galileo Galilei
Mặt tiền của Bảo tàng Galileo (Museo Galileo) ở Florence, Italy
Nhà thiên văn học Galileo Galilei là người đầu tiên phát hiện ra rằng Trái đất không phải trung tâm của hệ Mặt Trời, nhờ vào việc quan sát vị trí của các vì sao. Ông đã đưa ra thuyết Nhật tâm Copernicus và kiên quyết bảo vệ phát kiến này của mình trước sự phản đối của Giáo hội thời đó.
Quan điểm của Giáo hội thời đó cho rằng Trái đất là trung tâm của vũ trụ và tất cả những ý kiến phản bác lại điều đó đều bị cho là dị giáo. Vào ngày 22 tháng 6 năm 1633, Galileo đã bị đưa ra trước tòa án dị giáo để xét xử.
Trông hơi đáng sợ, ngón tay giữa (bàn tay phải) của Galileo được đựng trong một hộp kính hình quả trứng, bên dưới có bệ đá cẩm thạch
Galileo bị xác định "rất nghi ngờ về dị giáo", nói rõ là đã tin vào các ý kiến rằng Mặt Trời nằm ở trung tâm vũ trụ, rằng Trái Đất không phải trung tâm vũ trụ, rằng một người có thể tin vào và bảo vệ một ý kiến coi nó là đúng sau khi nó đã bị tuyên bố là trái ngược với Kinh Thánh. Ông bị yêu cầu phải "từ bỏ, nguyền rủa và ghê tởm" các ý kiến đó. Tiếp theo, ông bị bỏ tù nhưng phán quyết này được đổi thành quản thúc tại gia.
Cuốn Đối thoại của ông bị cấm; và trong một hành động không được công bố tại phiên xử, việc xuất bản mọi tác phẩm của ông bị cấm, gồm cả những tác phẩm ông có thể viết trong tương lai. Trước tòa án dị giáo, ông đã thề rằng: "Tôi, Galileo … thề rằng đã, đang và sẽ tin tưởng vào những gì được dạy và thuyết giảng bởi nhà thờ, cùng với sự giúp đỡ của Chúa. Tôi sẽ hoàn toàn loại bỏ ý nghĩ sai lầm của mình rằng Mặt Trời là trung tâm của thế giới và mọi hành tinh quay xung quanh, và rằng Trái đất không phải là trung tâm của vũ trụ."
Lăng mộ Galileo tại Basilica di Santa Croce ở Florence, Italy
Gần nửa thế kỷ sau Galileo, Isaac Newton trình bày Định luật vạn vật hấp dẫn, thiết lập nền tảng cho cơ học cổ điển và chứng minh được Galileo Galilei đã đúng!
Để bù đắp cho sai lầm, nhà thờ đã loại bỏ sách của Galileo khỏi danh sách bị cấm vào năm 1718.
Khi thực hiện lại lễ chôn cất sao cho tương xứng với cống hiến của Galileo, một số người hâm mộ ông đã tìm cách giữ các bộ phận cơ thể của nhà khoa học. Gồm 3 ngón tay, 1 chiếc răng và 1 đốt sống. Các bên tham dự cũng nghĩ về việc lấy nốt... hộp sọ từng chứa bộ não của nhà khoa học vĩ đại nhưng bị ngăn cấm.
Trong tất cả những gì người ta lấy trên người Galileo, ngón giữa được chú ý nhất.
Đặc biệt, những bộ phận cơ thể bị đánh cắp đó được tôn kính như di tích của một vị thánh, dù Galileo từng bị coi là "kẻ dị giáo nguy hiểm nhất" trên trái đất.
Đốt sống của Galileo được lưu giữ tại Đại học Padua, nơi ông đã giảng dạy trong nhiều năm cuộc đời. Những thứ còn lại được nắm giữ bởi các nhà sưu tập tư nhân và đồng loạt biến mất vào năm 1905.
Sau hơn 1 thế kỷ, những ngón tay và chiếc răng của Galileo bất ngờ xuất hiện tại một cuộc đấu giá vào năm 2009. Chúng được lưu giữ trong những lọ thủy tinh từ thế kỷ 18 và được mua lại bởi nhà sưu tầm cổ vật Alberto Bruschi ở Florence.
Theo Vintage News