Nghiên cứu: Nếu nhà cửa ở trong tình trạng này dễ khiến con cái có vấn đề, tương lai ảnh hưởng nghiêm trọng!

Minh Châu , Theo Đời sống & Pháp luật 09:58 07/04/2025
Chia sẻ

Con trẻ có thể bị tụt hậu trong 3 khía cạnh.

"Con thì vứt đồ lung tung, chồng lại không giúp dọn dẹp, thật thất vọng! Dọn tới dọn lui, ngày hôm sau lại bừa bộn, không bao giờ dứt, thật buồn bực!". Bạn có từng cảm thấy như vậy chưa?

Muốn sống một cuộc sống tinh tế, nhưng khi nhìn thấy nhà cửa bừa bộn, lại cảm thấy phiền lòng và bất lực. Phần lớn những điều không suôn sẻ trong cuộc sống thực ra đến 90% bắt nguồn từ sự lộn xộn quanh ta.

Một nghiên cứu tâm lý học mới đây còn xác nhận rằng: Mức độ lộn xộn trong môi trường gia đình càng cao, hành vi tiêu cực của trẻ càng nhiều.

Đặc biệt là ở ba phương diện sau, trẻ dễ bị tụt lại phía sau:

1. Tụt hậu về năng lực học tập

Chuyên gia tâm lý học hành vi người Mỹ Kathleen Vohs phát hiện: "Môi trường ngăn nắp giúp trẻ tập trung hơn và có hứng thú học tập". 

Nghiên cứu: Nếu nhà cửa ở trong tình trạng này dễ khiến con cái có vấn đề, tương lai ảnh hưởng nghiêm trọng!- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Một phóng sự phỏng vấn 1 sinh viên xuất sắc tại Đại học Bắc Kinh cũng cho thấy: Bàn học của cậu ấy rất sạch sẽ, ngoài những đồ dùng cần thiết thì không có gì khác. Mỗi ngày ở trường 15 tiếng, cậu luôn tập trung học. Cậu nói mình dễ bị phân tâm, chỉ khi bàn học gọn gàng thì tâm trí mới yên tĩnh, không bị xao lạc.

Sự ngăn nắp trên bàn học phản ánh cách học tập có tổ chức. Cậu có mục tiêu, có kế hoạch, tăng cường môn yếu và cuối cùng thi đậu vào Bắc Kinh với thành tích xuất sắc.

Giáo sư Lý Mai Cẩn của Đại học Nhân dân Trung hoa từng nói: "Thói quen học tập tốt là điều kiện cần để trẻ thành công". Thói quen sống ở mức độ nào đó quyết định thói quen học tập. Sự ngăn nắp đại diện cho trật tự, hệ thống; còn sự bừa bộn mang nghĩa vô tổ chức và mất kiểm soát.

Môi trường bên ngoài quá thu hút sẽ làm trẻ mất tập trung. Ngoài ra, những vật dụng không cần thiết chiếm quá nhiều tài nguyên nhận thức, khiến trẻ ít tài nguyên hơn cho tư duy và ghi nhớ. Sống trong môi trường bừa bộn khiến trẻ ngày càng lười biếng, thiếu tự giác, không có tinh thần cầu tiến.

Không có cảm giác trật tự, hay quên trước quên sau. Trí nhớ kém, học xong là quên. Không tập trung, làm bài cẩu thả, hay mơ màng. Tự giác kém, sinh hoạt không điều độ, nghiện game, thức khuya thường xuyên…

Nhà cửa lộn xộn, đầu óc trẻ cũng rối bời. Nhà sạch sẽ, gọn gàng thì trẻ mới minh mẫn, học hành có trật tự.

2. Tụt hậu trong quản lý cảm xúc

Bạn có từng cảm thấy thế này không?

Khi nhà cửa sạch bóng, tâm trạng rất tốt, cảm thấy tràn đầy năng lượng. Nhưng nếu tan làm về thấy nhà bẩn, lộn xộn, thì bỗng dưng bực dọc. Cảm giác như có lửa giận âm ỉ trong lòng, nhìn gì cũng thấy chướng mắt, dễ nổi nóng.

Đó là ảnh hưởng của môi trường đến cảm xúc.

Không gian bị chiếm dụng, tinh thần con người cũng bị chèn ép, khiến năng lượng sụt giảm. Trẻ con cũng vậy. Nhà cửa lộn xộn dễ khiến trẻ lo âu, dễ cáu gắt và trở nên nóng nảy. Trong vòng xoáy tiêu cực đó, cảm xúc của trẻ cũng bị ảnh hưởng.

Nhà tâm lý học người Pháp gốc Argentina Alberto Eiguer từng nói: "Môi trường sống bừa bộn khiến con người dễ sinh tiêu cực, cãi vã và phàn nàn". 

Nhà, lẽ ra phải là nơi ấm áp và thoải mái. Nếu ngày nào cũng phải chiến đấu với đống lộn xộn, thì tất nhiên dễ sinh lo âu và trầm cảm.

3. Tụt hậu trong năng lực xã hội

Nhà cửa lộn xộn ảnh hưởng thế nào đến khả năng giao tiếp của trẻ? Một cư dân mạng chia sẻ rằng: Cha mẹ cô không thích dọn dẹp, nhà lúc nào cũng bừa bộn.

Sofa đầy quần áo, túi mua sắm, không còn chỗ ngồi. Bàn ăn có cả thức ăn thừa, vở bài tập, điều khiển từ xa. Bếp thì đầy dầu mỡ, tủ lạnh bốc mùi. Vì thế, cô ấy không bao giờ dám mời bạn bè về chơi.

Thấy xấu hổ, sợ bị chê cười, nên từ nhỏ đến lớn không có bạn thân, luôn sống một mình. Lên cấp ba học nội trú, vì quen sống trong môi trường bẩn nên không biết giữ vệ sinh cá nhân. Bạn cùng phòng thường phàn nàn cô ấy bẩn, chẳng ai muốn chơi cùng.

Từ đó cô ấy tự ti, khép mình, không biết cách kết nối với người khác. Thiếu cơ hội giao tiếp từ nhỏ khiến cô không phát triển được kỹ năng xã hội. Trong tình cảm thì trắc trở, đi làm thì không thích nghi, đổi việc liên tục. Mối quan hệ cá nhân khó khăn khiến cô ấy ngày càng tiêu cực và trốn tránh xã hội.

Cô giấu cha mẹ, đã nghỉ việc hơn một năm, ngày ngày nằm lì trong phòng trọ. Cô nói, căn nhà ấy đã gieo cho cô cảm giác tự ti và nhạy cảm theo suốt cả đời.

Tình trạng gia đình thực sự ảnh hưởng đến tương lai của một đứa trẻ. Cha mẹ cho con kiểu nhà thế nào, con sẽ có cuộc sống như thế ấy.

Bạn nghĩ lộn xộn một chút không sao, nhưng điều đó lại mang đến bất hạnh và thiếu thốn cả đời cho con.

Nhà trị liệu gia đình người Mỹ Virginia Satir từng nói:

"Một người có mối liên hệ sâu sắc với gia đình gốc, và mối liên hệ này có thể ảnh hưởng đến cả cuộc đời họ". 

Môi trường gia đình là mảnh đất nuôi dưỡng sự trưởng thành của trẻ. Một ngôi nhà gọn gàng, ngăn nắp có thể thay đổi hoàn toàn quỹ đạo cuộc đời của trẻ. 

Gia đình bình thường có thể không cho con nhà gần trường tốt. Nhưng nếu muốn, có thể cho con một nơi sống sạch sẽ, gọn gàng. Học vài mẹo dọn dẹp, giữ cho nhà cửa ngăn nắp, con bạn cũng sẽ được hưởng lợi. Không chỉ nâng cao chất lượng sống, mà còn tiếp thêm năng lượng cho cuộc đời trẻ.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày