IQ là viết tắt của cụm từ "lntelligent Quotient" trong tiếng Anh, có nghĩa là chỉ số thông minh. Là một khái niệm được đưa ra vào cuối thế kỷ 19 bởi nhà khoa học Francis Galton người Anh. Chỉ số IQ là một tính trạng số lượng được dùng để định giá trị thông minh của một người. Người có chỉ số IQ cao có khả năng thao tác, xử lý và phân tích thông tin ở mức độ chuyên sâu và tốc độ nhanh hơn người bình thường.
Có rất nhiều thứ ảnh hưởng đến chỉ số IQ, nhưng nhìn chung, giới khoa học đều cho rằng, chỉ số này được di truyền từ bố mẹ sang con cái. Cũng có một số quan niệm khác cho rằng, ngày tháng, giờ sinh cũng ảnh hưởng đến trí thông minh của một người - Tuy nhiên quan niệm này bị cho là mê tín, thường là quan niệm của thế hệ lớn tuổi.
Ấy vậy mà một nghiên cứu của Đại học Harvard lại phát hiện ra rằng tháng sinh của một đứa trẻ cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định chỉ số IQ. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Harvard đã thực hiện một cuộc khảo sát theo dõi trên 10.000 trẻ em, kéo dài trong 7 năm.
Ảnh minh họa
Họ thấy rằng trẻ sinh từ tháng 8 đến tháng 1 năm sau thường nặng hơn 210 gam so với trẻ sinh từ tháng 2 đến tháng 7, chiều cao cũng cao hơn 0,19 cm. Chỉ số thông minh cao hơn trẻ sinh từ tháng 2 đến tháng 7 từ 0-6 điểm. Những đứa trẻ sinh vào tháng 10, 11 và 12 thường có chỉ số thông minh cao.
Các nhà nghiên cứu phân tích, theo quy luật sinh trưởng của vạn vật, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm quanh năm khác nhau và thực phẩm mẹ bầu ăn vào các mùa cũng khác nhau nên sẽ ảnh hưởng đến chỉ số IQ của trẻ.
Nghe có vẻ hợp lý nhưng nghiên cứu này lại làm dấy lên một cuộc tranh cãi dữ dội. Rất nhiều người đã đưa ra ý kiến phản đối, chỉ ra rất nhiều người sinh ngoài mùa đông như chỉ số IQ lại cực cao và đạt nhiều thành tích học thuật. Một minh chứng điển hình là Albert Einstein - sinh ngày 14/3, nhà Vật lý lý thuyết người Đức, được công nhận là một trong những nhà Vật lý vĩ đại nhất mọi thời đại, người đã phát triển thuyết tương đối tổng quát, một trong hai trụ cột của Vật lý hiện đại.
Nhà Vật lý Albert Einstein
Hay trường hợp khác là Leonhard Euler, sinh ngày 15/4 - nhà Toán học, nhà Vật lý học, nhà Thiên văn học, nhà Lý luận và Kỹ sư người Thụy Sĩ. Ông được xem là một trong những nhà Toán học lừng lẫy nhất. Hay Gottfried Leibniz, sinh ngày 1/7 - nhà bác học người Đức, đóng một vai trò quan trọng trong chính trị của châu Âu và các vấn đề ngoại giao trong thời đại của mình.
Trên thực tế, nghiên cứu của Harvard có cơ sở nhất định, nhưng nó không phải là tuyệt đối, hoặc nó chỉ chiếm một phần nhỏ. Mức độ IQ phụ thuộc vào khả năng quan sát, nhận thức sự vật khách quan và sự trau dồi khả năng tư duy toàn diện trong quá trình trưởng thành.
Trọng tâm là phát triển và rèn luyện, dù một đứa trẻ có chỉ số thông minh cao nhưng nếu không có sự phát triển và rèn luyện chính xác thì sẽ không thể đạt được những thành tích cá nhân xuất sắc.
CÁCH HỮU HIỆU NHẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN TRÍ THÔNG MINH CHO MỘT ĐỨA TRẺ - GIÁO DỤC ĐÚNG CÁCH!
Thực tế đã chứng minh, ngoài yếu tố di truyền thì cách giáo dục của gia đình đóng góp vai trò rất lớn trong việc cải thiện chỉ số thông minh cho trẻ. Chính vì vậy ngay từ khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ cần chú ý đến phương pháp nuôi dạy, bồi dưỡng. Cụ thể, cha mẹ có thể áp dụng một số phương pháp sau:
- Nói chuyện nhiều với con
Cha mẹ càng nói chuyện với con nhiều, con càng thông minh - Đây chính là kết luận của các chuyên gia đến từ Đại học Harvard, Đại học MIT và Đại học Pennsylvania. Cụ thể, không phải chương trình học ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ mà là cách cha mẹ giao tiếp và tương tác với con cái.
Nhà Vật lý người Mỹ gốc Do Thái Richard Feynman - người từng đoạt giải Nobel từng chia sẻ trong cuốn tự truyện: Thành công của tôi chịu ảnh hưởng lớn từ bố.
"Bố thường dạy tôi bằng cách đưa ra nhiều ví dụ khác nhau và thảo luận về chúng. Ông không gây áp lực, chỉ là những cuộc thảo luận thoải mái, vui vẻ. Điều này đã truyền cảm hứng cho tôi trong suốt cuộc đời và cho tôi cảm nhận về mọi lĩnh vực khoa học mà tôi quan tâm. Khi còn nhỏ, tôi rất thích những cuộc trò chuyện với bố".
Có thể nói, chính khả năng trò chuyện tuyệt vời của bố đã dẫn lối cho một Richard Feynman đoạt giải Nobel Vật Lý.
- Nuôi dưỡng cho con thói quen đọc sách
Charlie Munger là một tỷ phú người Mỹ, nhà đầu tư, doanh nhân và cựu luật sư bất động sản. Ông là Phó chủ tịch của Berkshire Hathaway, tập đoàn do Warren Buffett kiểm soát. Ông thường được biết đến với biệt danh "Người đàn ông đằng sau Buffett".
Vị tỷ phú này từng nói: "Tôi chưa từng gặp một người thông minh nào trong đời mà không đọc sách mỗi ngày, không một ai. Mức độ đọc sách của tôi và Warren có thể khiến mọi người ngạc nhiên đó. Đám trẻ thường cười trêu tôi, nói tôi là "một con mọt sách đi bằng hai chân".
Thực tế, một cuộc khảo sát về thói quen sinh hoạt của 177 tỷ phú cho thấy: Điểm chung lớn nhất của họ là đọc sách. Một cuộc khảo sát về thói quen hàng ngày của những học sinh đứng đầu trong kỳ thi tuyển sinh đại học cũng chỉ ra: 80% học sinh đứng đầu có thói quen đọc sách mỗi ngày.
Ngày nay, ngày càng có nhiều bậc cha mẹ chú ý đến việc trau dồi thói quen đọc sách cho trẻ. Những đứa trẻ đọc sách ngay từ khi còn nhỏ giống như đứng trên vai những người nổi tiếng để nhìn ra thế giới. Tầm nhìn và kiến thức của chúng không thể so sánh với những đứa trẻ bình thường.
- Đưa con đến những địa điểm giúp phát triển trí tuệ
Thư viện, nhà sách, viện bảo tàng,... là những nơi chứa đựng nhiều kiến thức, văn hóa mà cha mẹ cần đưa con tới tham quan. Đắm mình trong biển sách ở thư viện thú vị hơn rất nhiều so với việc đọc sách đơn điệu ở nhà. Không khí ở đây cũng giúp khơi dậy hứng thú học tập, khả năng đọc của trẻ.
Với những địa điểm như bảo tàng, viện bảo tàng Khoa học và Công nghệ, trẻ có thể nhìn thấy các kỳ quan của thế giới, cảm nhận được sự vĩ đại của trí tuệ con người, qua đó khơi gợi trí tò mò, ham muốn khám phá của trẻ.
Ngoài ra, đưa con đến sân chơi công cộng, cho con tham gia những chuyến du lịch thiên nhiên để tăng thêm trải nghiệm là những điều mà cha mẹ nên làm.
- Cùng con chơi đồ chơi
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, việc chơi đồ chơi sẽ giúp phát triển trí não của trẻ, thậm chí còn hiệu quả hơn cả việc đọc sách tranh, ảnh. Trong quá trình phát triển mạng lưới tế bào thần kinh trong não bộ của trẻ, đồ chơi làm phong phú thêm mạng lưới tế bào thần kinh bằng cách tiếp nhận liên tục các kích thích từ môi trường bên ngoài. Đối với những trẻ có khả năng hiểu và tiếp thu rất hạn chế, nội dung của việc đọc sách tranh tương đối phức tạp hơn, điều này làm cho kích thích bên ngoài mà trẻ tiếp nhận được rất hạn chế, khả năng trẻ chuyển hóa không cao.
Mặt khác, đồ chơi là thứ tương đối dễ kích thích não bộ của trẻ. Khả năng tiếp thu của trẻ còn hạn chế nhưng trẻ có thể nhận được nhiều hơn từ đồ chơi. Nói một cách tương đối thì ngưỡng chơi với đồ chơi thấp hơn ngưỡng đọc sách tranh rất nhiều. Kích thích giác quan do chơi đồ chơi trực tiếp hơn và có thể đáp ứng tốt hơn với nhịp phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi.
Như vậy có thể thấy, đồ chơi giúp trẻ phát triển bằng cách tiếp thu các kích thích bên ngoài, cuối cùng là làm phong phú mạng lưới nơron não bộ. So với việc đọc sách tranh được các bậc phụ huynh ưa chuộng, đồ chơi sẽ phù hợp với quy luật phát triển của trẻ hơn và dễ dàng nhận được sự hợp tác tích cực của trẻ hơn.