Nuôi dạy con thành tài đang trở thành một trong những thách thức cho các bậc phụ huynh hiện đại khi cuộc sống ngày càng có nhiều tiêu chuẩn. Những bậc cha mẹ hiện đại tốn rất nhiều công sức cho việc học hành của con cái nhưng kết quả thu được lại chưa phù hợp với yêu cầu mà họ đã đề ra.
Ở Trung Quốc trong những năm gần đây xuất hiện một số thuật ngữ hay gọi là từ lóng để nói về công cuộc nuôi dạy con trẻ như: “Bố mẹ Ivy” hay “các bé gà”.
Bố mẹ Ivy là những bậc phụ huynh có con cái được cho theo học trong hệ thống trường Ivy League (một nhóm các trường đại học ưu tú nhất, có tính chọn lọc cao trong tuyển sinh bao gồm Đại học Brown, Đại học Columbia, Đại học Cornell, Đại học Dartmouth, Đại học Harvard, Đại học Pennsylvania, Đại học Princeton và Đại học Yale).
“Các bé gà” ở đây là chỉ những đứa trẻ sinh ra trong tầng lớp trung lưu và thượng lưu ở Trung Quốc. Ngoài những giờ học văn hoá thông thường ở trên lớp, những đứa trẻ này được bố mẹ đăng ký cho vô số những lớp học ngoại khoá bên ngoài điển hình như các lớp năng khiếu: Piano, cờ vây, hội họa và các hoạt động tài năng và trí tuệ cảm xúc khác...
Không dừng lại ở đó, những đứa trẻ còn được theo học cưỡi ngựa, đấu kiếm, trượt băng nghệ thuật, băng khúc côn cầu,...
Hình minh họa (Ảnh: Internet)
Chủ đề “các bé gà” này có một thời điểm làm nổi lên một làn sóng phản ứng dữ dội từ phía dư luận. Nhiều người đã lên tiếng phản đối gay gắt việc một số vị phụ huynh đang dần biến con của họ trở thành “các bé gà”, đó là những gánh nặng quá mức cần thiết đối với những đứa trẻ!
Sherry, một bà mẹ có con gái theo học Đại học Harvard danh giá có những chia sẻ thẳng thắn về vấn đề nuôi dạy con cái của chính mình. Con gái bà là một trong 3 hoặc 4 người Trung Quốc được Harvard nhận vào năm đó và sau khi tốt nghiệp, cô ấy nhận được công việc yêu thích của mình ở London.
Sherry cũng là thành viên cốt cán của nhóm phụ huynh Ivy League. Cô đã nghiên cứu những tác phẩm kinh điển về cách nuôi dạy con cái của hàng trăm phụ huynh trong nhiều năm và cố gắng tìm ra điểm chung.
Sau khi con gái của Sherry được nhận vào Harvard, ngay vào ngày đầu tiên đi học, cô giáo nhìn vào con gái của cô và nói rằng: Con sẽ là một cô gái hợp với truyền thông đó.
Và đúng với mong đợi, trải qua quá trình đào tạo gian khổ, cô đã trở thành phóng viên và đưa tin về Thế vận hội London, Đại hội Thể thao Châu Á và Giải quần vợt mở rộng. Cô còn được phỏng vấn với các phương tiện truyền thông đẳng cấp thế giới như Reuters.
Truyền thông nước ngoài đã viết một báo cáo rất nổi tiếng, đánh đổ định kiến của mọi người rằng "giáo dục ở Hoa Kỳ là dễ dàng". Theo đó, để có được điểm trung bình 4.0, học sinh chỉ được ngủ 4 tiếng mỗi ngày và uống 4 ly cà phê để thức trắng đêm.
Hình minh họa (Ảnh: Internet)
"Điều này rất đúng với hai năm cuối cấp ba của con gái tôi". Sherry chia sẻ. Lúc đó, con gái tôi chuẩn bị đăng ký chương trình IB (chương trình đánh giá năng lực quốc tế dành cho lứa tuổi từ 16 đến 19) và sinh hoạt câu lạc bộ, bận đến mức chỉ có thể ngủ ba bốn tiếng mỗi ngày, tối uống một tách cà phê hoặc trà xanh.
Sherry nói rằng: "Lúc đó chúng tôi cũng thấy cà phê không sảng khoái bằng trà xanh và nói đùa rằng sau này sẽ vào học một trường nổi tiếng, tiêu đề nên ghi là: 4 tách trà xanh, 4 tiếng, GPA 4.0".
“Mọi người đều là lần đầu làm mẹ và lo lắng là điều bình thường” Sherry chia sẻ. "Con gái tôi hồi nhỏ "ăn trộm" cục tẩy của bạn cùng lớp, tôi đã rất tức giận mà ra tay đánh cháu. Cháu học không giỏi và luôn trì hoãn. Nếu dựa vào những tiêu chuẩn làm mẹ hiện nay thì trước đây tôi thực sự chưa phải là một người mẹ tốt.”
Sherry đã đọc hầu hết mọi cuốn sách về nuôi dạy con cái trên thị trường. Mặc dù không phải tất cả chúng đều hữu ích, nhưng việc học có hệ thống có thể giúp bạn loại bỏ quan niệm nuôi dạy con cái mà bạn tin tưởng.
Sau khi con gái Sherry chào đời, TV trong nhà hầu như không bao giờ được bật. Sherry đã rèn cho con gái thói quen đọc sách kể từ khi còn nhỏ. Cứ cuối tuần là cả nhà đều cùng nhau nhà sách, thói quen đó đã được cô ấy kiên trì hơn mười năm rồi. Sherry cũng nhấn mạnh rằng cha mẹ và con cái cùng học tập và gần gũi nhau hơn.
Hình minh họa (Ảnh: Internet)
Sherry chia sẻ: Thời thơ ấu của con gái cô rất hạnh phúc. Cô ấy không bao giờ ép con phải thi Olympic toán hay học nhạc cụ và con cô không bao giờ tham gia bất kỳ khóa đào tạo môn học nào. Sherry cũng hay đưa con mình lên núi vui chơi vào một khoảng thời gian cố định mỗi năm. Cô còn tự hào khoe việc con gái cô leo cây rất giỏi!
Có một khoảng thời gian, Sherry cũng lưỡng lự không biết có nên cho con gái mình theo học các lớp đào tạo ngoại khóa như những đứa trẻ khác hay không. Nhưng cô đã đọc được một dòng trạng thái chia sẻ của một bà mẹ có con học Harvard như sau: “Mẹ phải dám để con mình là quả táo trong giỏ trứng”. Lúc đó Sherry nhận ra cô đã lựa chọn đúng.
Cô để con mình có thời gian trau dồi thêm niềm yêu thích và khả năng của con đối với lĩnh vực này mà con yêu thích.
Theo Sohu