Nghi lễ ''quái dị'' khi mai táng phi tần của người xưa và lý giải khoa học

Quốc Thái/VTC, Theo VTC 10:31 14/04/2023

Các nhà khoa học lý giải về nghi lễ ''quái dị'' khi mai táng phi tần, thể hiện trí tuệ vượt bậc của người xưa.

Với người Trung Quốc xưa, tập tục an táng người đã khuất là một trong những lễ nghi rất được coi trọng. Dù chỉ là người dân bình thường nhưng khi qua đời, việc cử hành tang lễ không được xuề xòa mà phải đầy đủ quy trình. Nếu là phi tần hay hoàng thân quốc thích thì nghi thức hạ táng càng thêm long trọng.

Nghi lễ quái dị khi mai táng phi tần của người xưa và lý giải khoa học - Ảnh 1.

Các phi tần là vợ hoàng đế nên cách thức chăm sóc thi thể họ sau khi chết rất được coi trọng. (Ảnh minh họa: Sohu)

Người xưa thử rất nhiều cách để đảm bảo sự vẹn toàn cho thi thể. Các phi tần cũng là vợ của hoàng đế nên cách thức chăm sóc thi thể của họ đặc biệt hơn nhiều. Trước khi chôn cất, di hài của họ được thanh lọc, rồi dùng nút ngọc nhét vào cửu khiếu. Sau đó, họ được trang điểm đẹp, mặc những bộ quần áo sang trọng, chôn cùng rất nhiều vật bồi táng trong lăng mộ.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, việc dùng nút ngọc để bịt hậu môn của các phi tần là biện pháp rất hữu hiệu để bảo vệ thi thể. Nguyên nhân, sau khi qua đời vài ngày, thi thể sẽ xuất hiện dịch thể chảy ra ngoài qua cửu khiếu, nên họ đã dùng nút ngọc để ngăn chặn hiện tượng này.

Nhờ đó, thi thể của các vị phi tần luôn khô ráo, không bị bốc mùi thu hút côn trùng kéo tới. Đồng thời, nó còn giúp cho buổi an táng không bị ảnh hưởng, tôn nghiêm của các phi tần vẫn được giữ vững.

Nghi lễ quái dị khi mai táng phi tần của người xưa và lý giải khoa học - Ảnh 2.

Các nút ngọc dùng để bịt cửu khiếu trên thi thể các phi tần sau khi chết. (Ảnh: Sohu)

Ngoài ra, người xưa thường hay đổ thủy ngân vào quan tài, vì cho rằng làm như vậy thi thể người đã khuất được bảo quản tốt hơn. Để tránh thủy ngân chảy vào trong cơ thể và phá hủy các cơ quan nội tạng, họ cũng sử dụng nút ngọc để bịt kín cửu khiếu thi thể gồm hai mắt, hai lỗ mũi, hai lỗ tai, một miệng, một hậu môn và một ở cơ quan sinh sản.

Thông thường, người xưa sẽ chọn ngọc bích để làm nút ngọc bịt chín lỗ trên cơ thể tử thi. Một số trường hợp thi thể được dùng loại ngọc chất lượng tốt nhất để làm. Do đó, khi khai quật một số lăng mộ, các nhà khoa học tìm thấy rất nhiều thi hài của các vị phi tần còn khá nguyên vẹn.

Sau khi nghiên cứu, họ nhận thấy các thi hài này đều liên quan tới tục lệ nhét nút ngọc vào cửu khiếu. Nhiều nhà khoa học nói trí tuệ của người xưa tuyệt vời khi nghĩ ra cách xử lý thi thể hiệu quả dù điều kiện khoa học không cho phép.

Nguồn: Sohu