Tập tục mai táng cổ xưa nhất Trung Quốc: Treo quan tài trên núi để "chôn" người chết, lý do khiến hậu thế phải há hốc mồm

PHAN, Theo Pháp luật và Bạn đọc 03:16 13/02/2022

Huyền táng là một trong những phương thức mai táng cổ xưa nhất của các dân tộc thiểu số Trung Quốc.

Huyền táng hiểu theo nghĩa mặt chữ là treo quan tài trên núi, là một trong những phương thức mai táng cổ xưa nhất của các dân tộc thiểu số Trung Quốc. Trong đó, chữ “huyền” trong tiếng Trung Quốc có nghĩa là treo, tức là treo quan tài của người chết trên các vách núi dựng đứng.

Tập tục mai táng cổ xưa nhất Trung Quốc: Treo quan tài trên núi để chôn người chết, lý do khiến hậu thế phải há hốc mồm - Ảnh 1.
Tập tục mai táng cổ xưa nhất Trung Quốc: Treo quan tài trên núi để chôn người chết, lý do khiến hậu thế phải há hốc mồm - Ảnh 2.

Theo quan niệm của người xưa, các vách núi hay hang động trên cao là những nơi yên bình gần chạm đến trời, thích hợp để linh hồn an nghỉ. Những ngọn núi được chọn để thực hiện nghi thức huyền táng hầu hết là dạng núi đá trơn nhẵn, xung quanh có sông suối.

Người ta tin rằng việc chôn cất người chết ở nơi cao như vậy sẽ khiến linh hồn của họ được yên nghỉ mà không bị con người hay động vật quấy phá. Đồng thời, người chết được hòa mình vào thiên nhiên đất trời, cuộc sống bên kia thế giới cũng trở nên tốt đẹp hơn.

Bên cạnh đó, vị trí cao thấp của những cỗ quan tài còn thể hiện sự tôn kính của hậu thế dành cho những người được mai táng. Theo đó, những bô lão, già làng có địa vị cao khi qua đời sẽ được mai táng trong những cỗ quan tài tốt nhất và ở vị trí cao nhất trên vách núi. Ngược lại, những người có địa vị bình thường khi chết đi được chôn ở những vị trí thấp hơn trên vách núi đá.

Tập tục mai táng cổ xưa nhất Trung Quốc: Treo quan tài trên núi để chôn người chết, lý do khiến hậu thế phải há hốc mồm - Ảnh 3.

Người xưa làm các giá đỡ dọc theo vách đá trơn nhẵn để "treo" các cỗ quan tài chênh vênh trên không trung. Những giá đỡ này được người dân đóng chặt vào vách núi cách mặt đất khoảng 20m - 100m.

Những cỗ quan tài treo có nhiều hình dáng như dạng thuyền độc mộc, dạng hộp, dạng rương được khoét rỗng từ một thân cây nguyên khối.

Ngày nay, huyền quan (cỗ quan tài treo) được tìm thấy nhiều ở các tỉnh Tứ Xuyên, Quảng Tây, Hồ Nam, Phúc Kiến và Quý Châu. Trong đó nổi tiếng nhất là những quan tài treo trên vách núi của dân tộc Miêu ở gần sông Cách Đột thuộc tỉnh Tứ Xuyên.

Vậy tại sao người Trung Quốc xưa lại “chôn” người chết trên vách núi?

Theo như những già làng của bộ tộc người Miêu chia sẻ: Đặt quan tài trên vách núi là để ngăn không cho kẻ thù hoặc động vật hủy hoại quan tài, nhiệt độ trên núi thường thấp sẽ khiến cho thi thể khó bị phân hủy, cuối cùng là tiết kiệm đất canh tác.

Tập tục mai táng cổ xưa nhất Trung Quốc: Treo quan tài trên núi để chôn người chết, lý do khiến hậu thế phải há hốc mồm - Ảnh 4.
Tập tục mai táng cổ xưa nhất Trung Quốc: Treo quan tài trên núi để chôn người chết, lý do khiến hậu thế phải há hốc mồm - Ảnh 5.

Thêm một câu hỏi được đặt ra, người dân đã đưa quan tài lên vách núi bằng cách nào?

Theo nghiên cứu thống kê của chuyên gia, rất nhiều giả thiết được đưa ra để giải thích cho cách thức để người dân mang những cỗ quan tài to lớn lên núi cao.

Trong đó, từ những giả thiết phá đá dựng đường mang quan tài lên núi, dùng thang gỗ khổng lồ có bánh xe di chuyển, cho đến kĩ thuật leo trèo "cao siêu" của người dân đều vẫn chưa có bằng chứng và thông tin chuẩn xác.

Cho đến nay, các chuyên gia chưa thể lý giải được vì sao người xưa có thể vận chuyển quan tài chứa thi hài người chết cùng nhiều đồ mai táng có trọng lượng lớn lên những vách núi đá cheo leo.

(Nguồn: Sohu, Kknews)

https://afamily.vn/tap-tuc-mai-tang-co-xua-nhat-trung-quoc-treo-quan-tai-tren-nui-de-chon-nguoi-chet-ly-do-khien-hau-the-phai-ha-hoc-mom-20220130172559755.chn