Chắc hẳn nhiều người trong chúng ta ai cũng lầm tưởng sao biển là một loài sinh vật không có mắt.
Nhưng phát hiện mới đây có thể làm bạn thay đổi cách nhìn về chúng. Vậy những phát hiện đó là gì? Chúng ta hãy cùng khám phá.
Trước đây, người ta đã phát hiện rằng sao biển (tên khoa học: Diplopteraster multipes) dựa vào khứu giác để xác định phương hướng.
Tuy nhiên, nghiên cứu mới nhất các nhà khoa học Đan Mạch phát hiện 1 sự thật bất ngờ: loài sao biển sở hữu khoảng 50 con mắt và chúng có thể nhìn thấy mọi thứ xung quanh, kể cả trong điều kiện thiếu sáng.
Loài sao biển thường uốn cong phần chi mềm nhũn của mình để điều tiết hoạt động của mắt (những đốm đỏ li ti).
Theo nhà nghiên cứu cấp cao Anders Garm đến từ ĐH Copenhagen, Đan Mạch nhận định: "Tuy sao biển có khá nhiều mắt nhưng thị lực của chúng lại rất kém, vì thế những hình ảnh mờ mờ, không rõ nét là những gì mà chúng thấy".
Ngay cả loài sao biển có thị lực tốt nhất cũng thua xa khá nhiều loài, chúng chỉ có thể phân biệt được hai màu đen trắng mà không nhìn thấy những màu sắc còn lại.
Các nhà khoa học cho rằng, hầu hết các loài sao biển đều có cấu tạo mắt phức hợp nằm ở phần chóp của mỗi chi. Sao biển có cấu tạo mắt như một thấu kính đa tròng, đặc điểm này thường bắt gặp ở những loài côn trùng.
Mỗi tròng nhỏ là một "mắt con" có chức năng tạo ra một pixel phản ánh toàn bộ hình ảnh mà chúng nhìn thấy.
Trong 13 loài sao biển được nghiên cứu, có tất cả 12 loài có mắt. Hình ảnh trên minh họa về cấu tạo mắt và mắt con của sao biển với hình dạng và kích thước khác nhau.
Người ta đã nghiên cứu rất nhiều về cấu tạo mắt của sao biển nhưng mãi đến năm 2014, các nhà khoa học mới kiểm tra được thị lực của chúng.
Garm và cộng sự tiết lộ rằng mắt của loài sao biển nhiệt đới Linckia laevigata chỉ có khả năng nhìn thấy hình ảnh với độ phân giải thấp. Bên cạnh đó, chúng còn dùng thị giác để xác định phương hướng, định vị con mồi.
Vào năm 2016, Garm và nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra cấu tạo mắt của loài sao biển gai (Acanthaster planci) tiên tiến hơn những loài sao biển thông thường.Tuy nhiên, Garm chưa bao giờ nghiên cứu về loài sao biển sống trong bóng tối cũng như khu vực ngầm của đại dương sâu thẳm. Nghiên cứu này chỉ được tiến hành ở khu vực ngoài khơi Greenland (Bắc Cực) với những độ sâu khác nhau.
Ctenodiscus crispatus, là loài sao biển duy nhất không có mắt trong 13 loài được nghiên cứu. Chúng sinh sống trong lớp bùn đất, trầm tích dưới đáy đại dương. Vì thiếu thị giác, chúng phải "đánh hơi" để xác định phương hướng, săn mồi.
Loài sao biển Novodinia americana có mắt trên mỗi chi có thể tự phát ra ánh sáng.
Trong 12 loài còn lại, kỳ lạ thay những loài sống trong khu vực thiếu sáng lại sở hữu thị lực tốt hơn (độ phân giải cao hơn) những loài sống tại vùng nước nông, nơi có rất nhiều ánh sáng.
Diplopteraster multipes và Novodinia americana - là những loài sao biển đặc biệt có khả năng phát ra ánh sáng trên chính cơ thể mình.
Các nhà khoa học gọi chúng là loài phát quang sinh học. Dường như loài sao biển phát quang sinh học có thể bắt tín hiệu của nhau nhờ những con mắt siêu độc của chúng. Hay nói cách khác, đây có thể là phương thức giao tiếp của loài sao biển phát quang này.
Nguồn: LiveScience