Nếu đã nhập hàng từ nước ngoài rồi về dập mác, xin đừng tự nhận mình là "local brand"!

Hà Trần, Theo Trí Thức Trẻ 10:54 25/05/2022

Nhập hàng từ Trung Quốc về rồi gắn mác "local brand"- đây được cho là cách thức kinh doanh thu lợi của nhiều thương hiệu.

Với khẩu hiệu "người Việt dùng hàng Việt", số lượng các local brand mọc lên ngày càng nhiều, các mẫu trang phục đến từ các local brand ngày càng phổ biến hơn bao giờ hết. Và trên thực tế, cũng có nhiều thương hiệu đã khẳng định được bản sắc của mình tới nhiều người dùng trong lẫn ngoài nước.

Nhưng đáng buồn ở chỗ, khác với tưởng tượng authentic Việt Nam 100%, khá nhiều local brand hiện nay đã và đang nhập hàng từ Taobao - sàn thương mại điện tử Trung Quốc về rồi gắn logo thương hiệu, bán ra với giá thành cao hơn hẳn giá trị thực của sản phẩm. Điều này hoàn toàn trái với kì vọng của người dùng khi mua 1 món đồ từ local brand, và việc này có hay không đồng nghĩa với việc chúng ta (local brand và khách hàng) đang làm giàu cho nước bạn?

Nếu đã nhập hàng từ nước ngoài rồi về dập mác, xin đừng tự nhận mình là local brand! - Ảnh 1.

Những năm gần đây, Taobao không còn là điều gì đó quá xa lạ với mọi người, đặc biệt là giới trẻ. Nó phổ biến đến độ mua hàng Taobao đã trở thành xu hướng của giới trẻ Việt Nam. Taobao là 1 trong những hệ thống bán hàng dưới dạng sàn thương mại điện tử lớn nhất Tung Quốc, vận hành tương tự như eBay và Amazon. Taobao bán gần như tất cả mọi thứ từ đồ gia dụng, đồ công nghệ cho đến trang sức, quần áo, mỹ phẩm... Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, Taobao hiện giờ đã trở thành địa chỉ nhập hàng giá sỉ của nhiều người, và có rất nhiều bạn trẻ sành công nghệ tự mình có thể đặt hàng Taobao.

Nếu đã nhập hàng từ nước ngoài rồi về dập mác, xin đừng tự nhận mình là local brand! - Ảnh 2.

Không phải tự dưng mà được ưa chuộng, đồ Taobao có lợi thế rất lớn về giá thành và mẫu mã. Đồ Taobao có giá rẻ, mẫu mã sản phẩm đa dạng và đặc biệt là cực kì bắt kịp xu hướng, đôi khi còn đi trước trào lưu. Xét riêng về địa hạt thời trang, người bán khi nhập sỉ trên Taobao chỉ cần bỏ chưa đến 100K cho 1 sản phẩm bao gồm cả chi phí vận chuyển lẫn giá gốc. Những người bán này, sau khi nhập hàng từ Taobao sẽ bán ra tại Việt Nam với mức giá gấp đôi, gấp 3, thậm chí là gấp 4 để thu lợi nhuận, chỉ nhờ việc gắn thêm logo của "local brand".

Nếu đã nhập hàng từ nước ngoài rồi về dập mác, xin đừng tự nhận mình là local brand! - Ảnh 3.

Nhận ra cơ hội kinh doanh dễ dàng, nhiều local brand hiện nay đã luồn lách tận dụng ưu điểm của hàng Taobao tiến hành kinh doanh trục lợi. Rất đơn giản, nhiều thương hiệu thời trang trẻ tại Việt Nam bắt đầu nhập sỉ hàng Taobao (váy, quần, áo, giày dép, túi xách...) về rồi gắn logo của riêng mình, in artwork (hình vẽ trên trang phục) có sẵn trên Internet và gọi đó là hàng local brand. Để củng cố thương hiệu và kích thích người dân mua hàng với khẩu hiệu "diện đồ local ủng hộ nước nhà", các local brand này bên cạnh đó còn bỏ công bỏ tiền thuê KOLs, influencers quảng cáo sản phẩm.

Nếu đã nhập hàng từ nước ngoài rồi về dập mác, xin đừng tự nhận mình là local brand! - Ảnh 4.

Những thương hiệu này, đáng ra không nên tự xưng là local brand vì sản phẩm của họ đâu mang tính địa phương, đâu mang tính local ở công đoạn sản xuất - công đoạn quan trọng nhất để tạo ra sản phẩm. Local brand chính thống là các thương hiệu sản xuất sản phẩm nội địa Việt Nam, từ khâu lên ý tưởng - design - cắt may - ... cho đến khi hoàn thành trọn vẹn sản phẩm. Bởi thế, không có bất kì local brand "xịn" nào lại đi nhập hàng từ Trung Quốc về để bán và thu lợi dựa trên danh nghĩa hàng Việt Nam như thế cả. Việc trục lợi kinh doanh này chẳng khác nào ủng hộ kinh doanh cho nước bạn khi nhiều gian hàng Taobao Trung Quốc bán được nhiều sản phẩm giá sỉ cho thương hiệu Việt Nam.

Nếu đã nhập hàng từ nước ngoài rồi về dập mác, xin đừng tự nhận mình là local brand! - Ảnh 5.

Vì Việt Nam vẫn còn những hạn chế về khâu sản xuất nguyên liệu đầu vào như trình độ nhân công thấp, chưa ứng dụng công nghệ hiện đại, thiếu vốn đầu tư công nghệ mới... nên khâu sản xuất trang phục chưa được coi trọng. Vải vóc trong nước đa phần được làm thủ công, mất nhiều thời gian để hoàn thiện... dẫn đến giá thành cao, khiến nhiều thương hiệu cắt giảm chi phí bằng cách đi đường tắt nhập hàng Taobao bán ra với mác local brand.

Nếu đã nhập hàng từ nước ngoài rồi về dập mác, xin đừng tự nhận mình là local brand! - Ảnh 6.

Hàng Taobao có giá rất rẻ, đi theo xu hướng thời trang nhanh - điều này đồng nghĩa với việc sản phẩm mua từ Taobao không có chất lượng cao, độ bền kém. Người tiêu dùng có thể mua hàng 1 - 2 lần vì thích khẩu hiệu của thương hiệu, thích các chiến dịch quảng bá... nhưng họ sẽ khó có lần mua lại thứ 3, thứ 4 nếu chất lượng sản phẩm không đi đôi với giá thành. Do đó, không chỉ một mà rất nhiều các local brand bị tố là "treo đầu dê bán thịt chó", quảng cáo với cái mác local nhưng chất lượng và mẫu mã chẳng khác gì hàng Trung Quốc.

Nếu đã nhập hàng từ nước ngoài rồi về dập mác, xin đừng tự nhận mình là local brand! - Ảnh 7.

Cùng 1 mẫu túi, mua trên Taobao chỉ 200 - 300K nhưng khi bán ra từ các thương hiệu tự xưng là local brand thì giá bị độn lên gấp vài lần, giá đang theo đơn vị vài trăm nghìn bỗng lên tới cả triệu đồng hay các mẫu giáy, váy, quần áo... cũng bị thổi giá lên gấp theo công thức tương tự. Đây là điều khó có khách hàng nào có thể dung túng nhắm mắt trao tiền, trao niềm tin thêm lần nữa. Sở dĩ gọi là local brand vì tính vùng miền được đề cao, tính sở hữu trí tuệ và nét độc đáo của sản phẩm phải không lẫn vào đâu được. Nếu tiếp tục sử dụng các chiêu trò mánh khóe kinh doanh gian trá: nhập hàng Taobao - gắn mác - bán giá local, chắc chắn không sớm thì muộn, nhiều thương hiệu thời trang trẻ sẽ dần lụi tàn và bị tẩy chay.

Ảnh: Tổng hợp 

Nếu đã nhập hàng từ nước ngoài rồi về dập mác, xin đừng tự nhận mình là local brand! - Ảnh 9.
https://kenh14.vn/neu-da-nhap-hang-tu-nuoc-ngoai-roi-ve-dap-mac-xin-dung-tu-nhan-minh-la-local-brand-20220524165907361.chn