Bệnh viện Đa khoa Quân đội Cao Hùng (thành phố Bình Đông, Đài Loan) chia sẻ thông tin, khoa Nội của bệnh viện tiếp nhận một nam thanh niên 31 tuổi có biểu hiện tiêu chảy liên tục, chán ăn, rụng tóc, viêm da các đầu ngón tay, chân, bộ phận sinh dục, hậu môn, loét miệng, nhập viện trong tình trạng buồn nôn, nôn nhiều.
Kết quả xét nghiệm cho thấy, bệnh nhân bị viêm da đầu chi do thiếu kẽm (Acrodermatitis enteropathica), tình trạng kẽm trong máu cực thấp với 595 ug/L (bình thường là 800-1200 ug/L), được chẩn đoán thiếu kẽm trầm trọng.
Thiếu kẽm khiến nam thanh niên nhập viện trong tình trạng rụng tóc, tiêu chảy liên tục. (Ảnh minh họa)
Bệnh nhân có tiền sử nghiện rượu, viêm tụy mãn tính, viêm gan B, C. Một năm trước khi nhập viện, anh thường xuyên bị đau bụng. Sau khi khám nhiều lần, các bác sĩ phát hiện một tổn thương dạng nang dài 5cm ở đầu tụy, một tháng sau đó được làm phẫu thuật. Chán ăn, tiêu chảy và sụt cân bắt đầu từ 6 tháng trước khi người đàn ông này nhập viện.
Bệnh nhân được chỉ định điều trị bổ sung kẽm gluconate. Các triệu chứng được cải thiện ngay sau ngày hôm đó.
Đây không phải trường hợp hiếm hoi bị thiếu kẽm đến mức phải nhập viện. Những bệnh nhân bị bệnh thận, gan, tụy mãn tính, tiểu đường cũng thường xuyên thiếu kẽm.
Báo cáo trường hợp ghi nhận, một nam thanh niên Iran, 21 tuổi đến bệnh viện kiểm tra vì mắc chứng lùn, suy giảm chức năng sinh dục, gan, lá lách to bất thường, da khô, ngay sau đó được chẩn đoán thiếu máu do thiếu sắt.
Rụng tóc, hói đầu là dấu hiệu thiếu kẽm. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, thiếu sắt không gây suy giảm sự phát triển cơ thể cũng như chức năng sinh dục, trong khi thiếu kẽm có thể gây ra tất cả những vấn đề này. Thiếu kẽm từ đó bắt đầu được nghiên cứu nhưng cũng thường xuyên bị bỏ qua vì triệu chứng không điển hình.
Theo BS Mai Việt (Viện Dinh dưỡng quốc gia), kẽm là nguyên tố vi lượng thiết yếu đối với cơ thể con người, trong cơ thể con người chứa khoảng 2-3g kẽm. Kẽm trong cơ thể con người là dạng Zn2+ được tìm thấy trong xương, răng, tóc, da, gan, cơ, bạch cầu và tinh hoàn. 60% kẽm trong huyết tương được vận chuyển bởi albumin và các chất khác như globulin (10-20%), transferrin (1-5%)...
Thiếu kẽm có thể gây chậm tăng trưởng, khả năng miễn dịch kém, chán ăn, quáng gà và các triệu chứng khác như rụng tóc, da khô ráp... Do đó, chế độ ăn hàng ngày cần cung cấp đủ lượng kẽm cần thiết, giúp cơ thể mạnh khỏe và phát triển bình thường.
Dấu hiệu cảnh báo thiếu kẽm trên tay. (Ảnh minh họa)
Ngoài việc bổ sung thực phẩm cung cấp kẽm trong chế độ ăn hàng ngày, bạn cũng có thể bổ sung kẽm dưới dạng thực phẩm bổ sung. Gợi ý một số sản phẩm bổ sung kẽm dễ uống cho bạn và gia đình: kẽm DHC - kiễm viên của Nhật, kẽm Nutri Vitality - kẽm giọt từ Anh, kẽm Scumin Gold...
1. Thịt đỏ
Thịt đỏ thịt bò, lợn, củu... đều chứa lượng kẽm dồi dào. 100g thịt bò xay sống cung cấp 4,79g kẽm, chiếm 44%-60% giá trị hàng ngày. Thịt đỏ cũng giàu protein, chất béo và các dưỡng chất khác như sắt, vitamin B.
Tuy nhiên cần chú ý ăn lượng vừa phải vì ăn nhiều thịt đỏ, đặc biệt là thịt chế biến vì có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim và một số loại ung thư.
2. Hải sản
Hải sản rất giàu kẽm, lượng calo thấp. Hàu chứa lượng kẽm cao, 6 con hàu cỡ trung bình cung cấp 33mg kẽm, cao gấp nhiều lần giá trị hàng ngày cơ thể cần.
Tôm và sò cũng là nguồn kẽm tốt. Nấu chín kỹ nếu chị em đang mang thai muốn ăn để tránh ngộ độc thực phẩm.
Hải sản như hàu rất giàu kẽm, lượng calo thấp. (Ảnh minh họa)
3. Đậu
Các loại đậu như Đậu Hà Lan, đậu lăng... chứa nhiều kẽm. Tuy nhiên, đậu chứa phytate, làm giảm khả năng hấp thụ kẽm. Phương pháp chế biến như ngâm, nảy mầm có thể tăng cường khả năng hấp thụ kẽm hơn.
4. Các loại hạt
Các loại hạt, bao gồm hạt gai dầu, bí ngô và mè, góp phần tăng cường kẽm cho cơ thể.
Chúng không chỉ cung cấp chất xơ, chất béo lành mạnh và vitamin dồi dào mà còn giàu kẽm. Chị em có thể thêm vào salad hoặc súp để tăng cường dinh dưỡng.
5. Các sản phẩm từ sữa
Sản phẩm từ sữa như pho mát và sữa chứa nhiều kẽm dễ hấp thụ. Ngoài ra, sữa cung cấp protein, canxi và vitamin D quan trọng cho sức khỏe xương.
6. Trứng
Trứng là nguồn cung cấp kẽm nên ăn hàng ngày. (Ảnh minh họa)
Trứng là nguồn cung cấp kẽm vừa phải. Trứng còn cung cấp protein, chất béo tốt và các vitamin, khoáng chất khác nên là thực phẩm cần ăn thường xuyên.
7. Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt như lúa mì, quinoa và gạo chứa một lượng kẽm nhất định. Tuy nhiên, ngũ cốc chứa phytate, có thể giảm khả năng hấp thụ kẽm.
Mặc dù vậy, ngũ cốc nguyên hạt cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết và có lợi cho sức khỏe, rất nên bổ sung thường xuyên.
8. Khoai
Một số loại khoai như khoai tây và khoai lang chứa lượng kẽm vừa phải có thể góp phần đáp ứng nhu cầu kẽm hàng ngày, đặc biệt cần nếu bạn là người ăn chay.
9. Sô cô la đen
Sô cô la đen chứa một lượng kẽm đáng kể. 100g sô cô la có thể chứa 3.31 mg kẽm, khoảng 30 - 41% lượng kẽm cơ thể cần mỗi ngày.
Hãy chọn sô cô la đen càng nhiều càng tốt để tránh hàm lượng đường, calo cao gây hại sức khỏe.