Muốn tạm biệt hàm răng xấu xí nhưng vừa sợ đau vừa sợ xấu khi niềng răng thì đây là giải pháp

Khuê Lăng, Theo Tổ Quốc 14:18 23/08/2022
Chia sẻ

Nụ cười đẹp là món trang sức tỏa sáng và bền vững nhất trên khuôn mặt mỗi người. Nhưng khi nhắc đến niềng răng để đẹp, hầu hết mọi người đều có 2 nỗi sợ lớn: thứ nhất là sợ đau và thứ hai là sợ xấu.

Niềng răng là một phương pháp chỉnh nha vật lý giúp đưa các răng về đúng vị trí mọc, chuẩn khớp cắn. Từ đó, mang tới cho bạn một hàm răng đều và đẹp, nhai nuốt lẫn phát âm tốt hơn cũng như nâng tầm nhan sắc. Đó là lý do mà những năm gần đây, niềng răng không chỉ là 1 hạng mục được ưu tiên khi chăm sóc sức khỏe, mà còn là xu hướng làm đẹp được đông đảo mọi người, nhất là giới trẻ hưởng ứng rầm rộ.

Muốn tạm biệt hàm răng xấu xí nhưng vừa sợ đau vừa sợ xấu khi niềng răng thì đây là giải pháp - Ảnh 1.

Niềng răng không chỉ cải thiện sức khỏe răng miệng mà còn là 1 phương pháp nâng tầm nhan sắc hữu hiệu

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp niềng răng phù hợp với từng tình trạng răng, nhu cầu cũng như chi phí của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, khi nhắc đến niềng răng, đa số chúng ta đều liên tưởng đến những chiếc mắc cài xấu xí, cảm giác đau đớn khi kéo răng hay sự bất tiện lúc ăn nhai, vệ sinh. Bởi vì niềng răng mắc cài là phương pháp truyền thống, ra đời sớm nhất và vẫn rất phổ biến ở thời điểm hiện tại.

8 bất tiện khi niềng răng mắc cài không phải ai cũng biết

Niềng răng mắc cài là kỹ thuật sử dụng mắc cài gắn lên bề mặt răng kết hợp với dây cung và các khí cụ chỉnh nha khác tạo lực kéo, đẩy giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí mong muốn.

Nếu chia theo chất liệu mắc cài, niềng răng mắc cài sẽ gồm 3 loại chính là niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ và niềng răng mắc cài pha lê. Chia theo công nghệ của mắc cài thì có 2 loại: niềng răng mắc cài thường (dùng chun) và mắc cài tự động (mắc cài thông minh). Còn nếu chia theo vị trí niềng thì có thể phân 2 loại là niềng răng thông thường (mặt ngoài) và niềng răng mặt lưỡi (mặt trong).

Dù rất phổ biến, đa dạng về cả cách thức, chất liệu mắc cài, chi phí và phù hợp nhiều tình trạng răng nhưng niềng răng mắc cài cũng có nhiều nhược điểm. Sau đây là 8 bất tiện thường gặp nhất:

- Khó chịu, vướng víu, nhất là thời gian mới niềng, còn chưa quen.

- Đau răng, đau hàm, đau đầu, tổn thương niêm mạc dẫn đến đau đớn là những cơn đau thường trực trong suốt quá trình niềng răng mắc cài.

- Khó khăn khi ăn và nhai. Đặc biệt là vào thời điểm nong hàm, siết răng hay với những người dùng chun buộc.

- Gây khó khăn nhất định trong việc phát âm như nói ngọng, khó nói to, phát âm không tròn trịa…

- Ảnh hưởng tiêu cực tới ngoại hình, làm mất tự tin, mất điểm khi giao tiếp hay chụp hình. Nhất là khi bị mắc thức ăn, mắc cài đổi màu sau khi ăn uống.

- Khó vệ sinh, đồng thời mất thêm chi phí cho các dụng cụ hỗ trợ như bàn chải kẽ, máy tăm nước…

- Nhiều người có thể gặp phản ứng dị ứng với dây thun cao su latex được sử dụng trong niềng răng mắc cài.

- Từ việc khó vệ sinh, niềng răng mắc cài dễ dẫn đến 1 số bệnh răng miệng như: sâu răng, viêm nướu, mất canxi răng, tiêu chân răng hoặc thậm chí là chứng cứng liền khớp (chân răng tích hợp vào xương)...

Muốn có răng đẹp nhưng sợ đau, sợ xấu thì phải làm sao?

Thật may mắn là cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, phương pháp niềng răng trong suốt đã ra đời và khắc phục mọi nhược điểm của niềng răng mắc cài.

Muốn tạm biệt hàm răng xấu xí nhưng vừa sợ đau vừa sợ xấu khi niềng răng thì đây là giải pháp - Ảnh 2.

Với đặc thù công việc phải xuất hiện nhiều trước ống kính, Tun Phạm chọn Invisalign là phương pháp ''niềng răng không sợ xấu''

Thay vì mắc cài, khí cụ phức tạp, Nha sĩ sẽ dùng khay trong suốt bằng chất liệu nhựa dẻo đặc biệt được thiết kế theo khuôn răng của từng người. Ví dụ như tại Nha khoa Quốc tế DND, khay niềng trong suốt cao cấp Invisalign được chế tạo bằng chất liệu SmartTrack. Đây là 1 loại polyme nhiệt dẻo, được chứng nhận y khoa về tính hiệu quả trong nắn chỉnh răng, có độ đàn hồi và tương thích sinh học cao.

Nhờ đó mà bạn sẽ được tận hưởng 10 ưu điểm vượt trội sau đây:

- Khay niềng gần như vô hình, giúp bạn tự tin cười, thoải mái giao tiếp hay chụp hình mà không sợ xấu.

- Chất liệu SmartTrack được cấp bằng sáng chế độc quyền có độ đàn hồi cao, ôm sát răng, giúp dịch chuyển răng chính xác hơn, hiệu quả hơn, rút ngắn thời gian niềng mà không gây đau đớn.

- Công nghệ ClinCheck mô phỏng quá trình di chuyển răng chi tiết từng tuần, cho bạn biết trước kết quả của quá trình niềng răng ngay từ đầu.

- Không bị vướng víu hay tổn thương niêm mạc bởi mắc cài và dây cung sắc nhọn. Không sợ đau đầu, đau hàm đến mất ăn mất ngủ mỗi lần nong hàm, siết răng với mắc cài.

- Dễ dàng tháo lắp, vệ sinh răng miệng và cả khay niềng.

- Hạn chế các bệnh răng miệng thường gặp khi niềng như sâu răng, viêm nướu, mất canxi, tiêu chân răng…

- Số lượng khay niềng được thiết kế sẵn cho cả quá trình, bạn sẽ chủ động hơn và có thể mang theo khay niềng đi nhiều nơi với hộp đựng bảo quản dễ dàng đi kèm.

- Không những tiện lợi khi nhai nuốt mà bạn còn có thể ăn bất cứ món gì mình thích, không phải kiêng khem như khi dùng mắc cài, cũng không sợ khay ố màu.

- Không ảnh hưởng đến phát âm hay làm biến đổi giọng nói, khuôn miệng khi mang khay niềng.

- Khay cho phép bạn tháo rời trong 2 - 4 giờ/ngày chứ không phải luôn trong trình trạng khó chịu 24/7 như niềng răng thông thường.

Những ai phù hợp với phương pháp ''niềng răng vô hình'' Invisalign?

Để trả lời câu hỏi này, hãy lắng nghe chia sẻ từ Ths, Bác sĩ Nguyễn Thị Phòng - 1 chuyên gia nắn chỉnh răng với hơn 15 năm kinh nghiệm. Bà cũng vinh dự là 1 trong 2 Bác sĩ chỉnh nha Việt Nam có ca điều trị xuất sắc đăng tải trên trang Global Invisalign Gallery và là bác sĩ hạng Diamond Provider của Invisalign toàn cầu, được lựa chọn là diễn giả của Invisalign tại Việt Nam.

Muốn tạm biệt hàm răng xấu xí nhưng vừa sợ đau vừa sợ xấu khi niềng răng thì đây là giải pháp - Ảnh 3.

Dù đã có hơn 15 năm kinh nghiệm trong ngành nha khoa nhưng Ths, Bác sĩ Nguyễn Thị Phòng vẫn không ngừng học hỏi và cập nhật kiến thức mới

Invisalign ra đời vào năm 1997, có trụ sở tại San Jose, California, Mỹ. Theo bác sĩ Phòng, niềng răng Invisalign gần như phù hợp với tất cả các đối tượng từ trẻ em đến người lớn nếu có những lệch lạc về răng như răng khấp khểnh, lệch răng, răng thưa, hô, móm, lệch lạc khớp cắn… hoặc muốn cải thiện nụ cười. Đặc biệt là với những người muốn niềng răng mà vẫn đẹp, vẫn tự tin và ăn uống thoải mái hay phải giao tiếp nhiều.

Về cách thức thực hiện, bạn sẽ được chụp X-quang để thăm khám và thiết lập phác đồ phù hợp. Sau đó đến quét mẫu hàm bằng Hệ thống scan iTero Element mô phỏng 3D hàm răng hiện tại và kết quả sau niềng ngay trên màn hình. Chờ khoảng 1 tuần sau, bạn sẽ nhận được phần mềm ClinCheck mô phỏng quá trình di chuyển răng chi tiết từng tuần và nhận được toàn bộ số lượng khay niềng trong suốt hành trình niềng gửi về từ Invisalign Mỹ.

Bác sĩ Phòng chia sẻ thêm, Invisalign là kỹ thuật nha khoa phức tạp, chi phí cũng cao hơn niềng răng mắc cài nên cần cân nhắc kỹ trước khi thực hiện. Để đạt hiệu quả cao và trải nghiệm quá trình niềng thoải mái nhất, hãy lựa chọn các bác sĩ được đào tạo chính quy, có giấy phép hành nghề chuẩn chỉnh, giàu kinh nghiệm chỉnh nha và có thứ hạng Invisalign cao.

Muốn tạm biệt hàm răng xấu xí nhưng vừa sợ đau vừa sợ xấu khi niềng răng thì đây là giải pháp - Ảnh 4.

Sự hài lòng của khách hàng luôn là niềm tự hào và động lực cống hiến của Ths, Bác sĩ Nguyễn Thị Phòng

Ngoài ra, cơ sở vật chất tại phòng khám, bệnh viện của bác sĩ đó cũng phải được đảm bảo tốt. Bác sĩ Phòng rất tự hào vì Nha khoa Quốc tế DND nơi bà làm việc được xây dựng theo tiêu chuẩn 5* dựa trên chuẩn 1 phòng nha Châu Âu.

Không chỉ cập nhật mọi trang thiết bị tân tiến nhất mà còn thoáng, sạch và đảm bảo vô trùng. Cùng với dịch vụ tận tình, đội ngũ y bác sĩ cũng như kỹ thuật viên giỏi chuyên môn. Đây chính là 1 trong những thế mạnh giúp Bác sĩ Phòng ngày càng tiến xa hơn, đạt được nhiều thành tựu trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nụ cười người Việt.

Nha khoa Quốc tế DND - DND Dental Clinic

Địa chỉ: 157 Bùi Thị Xuân - Hai Bà Trưng - TP. Hà Nội

Hotline: 0832.124.124 / 0243.572.7722

Website: nhakhoadnd.com

Muốn tạm biệt hàm răng xấu xí nhưng vừa sợ đau vừa sợ xấu khi niềng răng thì đây là giải pháp - Ảnh 6.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày