Các nhà khoa học ở Hawaii phát hiện thiên thạch MO 2019 hôm 22/6. Không lâu sau, nó lao tới Trái Đất, va chạm với bầu khí quyền rồi nổ tung thành một quá cầu lửa khổng lồ khi còn cách thủ đô San Juan của Puerto Rico 380 km.
Đây là lần thứ 4 trong lịch sử các nhà khoa học phát hiện một tiểu hành tinh trước khi nó tiếp cận với Trái Đất. Ba lần trước được ghi nhận vào các năm 2008 với thiên thạch TC3, 2014 với AA và 2018 với LA. Trong trường hợp năm 2018, LA được phát hiện 7 giờ trước khi nó lao xuống miền nam châu Phi.
Các nhà thiên văn học phát hiện MO 2019 bốn lần trước khi nó va chạm với bầu khí quyển của Trái Đất. (Ảnh: Getty)
Không giống như LA, vị khách không mời mới nhất của Trái Đất vô hại và thậm chí nổ tung khi chưa tiếp đất. Tuy nhiên, thiên thạch dài 5 m vẫn kịp tạo ra một quả cầu lửa với lượng công phá tương đương với 6.000 tấn thuốc nổ TNT.
Tác động của vụ nổ mạnh tới nỗi vệ tinh của Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) đã ghi lại quá trình hủy diệt của nó vào 17h25 tối 1/7. Thời điểm này, MO 2019 đang di chuyển với vận tốc 14,9 km/s.
Lần phát hiện MO 2019 mới đây cũng ghi nhận lần đầu tiên 2 kính viễn vọng khảo sát của Đại học Hawaii hoạt động hiệu quả trong việc phát hiện dấu hiệu của các hành tinh tấn công Trái Đất. Điều này giúp ích rất nhiều trong việc đưa ra các cảnh báo trong tương lai để hạn chế tối đa hậu quả của một đợt viếng thăm không mời.
Bằng kính viễn vọng, các nhà thiên văn quan sát được 2019 MO bốn lần trong vòng chưa đầy 30 phút với lần xa nhất là khi nó cách Trái Đất 500.000 km, gấp 1,3 lần khoảnh cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng .
Với các quan sát đầu tiên, các nhà khoa học xếp nó vào hạng 2 trong thang 4 cấp độ, tương đương với việc nó không thể tấn công Trái Đất. Nhưng khi nắm được nhiều dữ liệu hơn, họ nâng MO 2019 lên mức 4.
MO 2019 nhỏ hơn nhiều so với thiên thạch dài 22 m phát nổ ở vùng Krasnabinsk, Nga vào năm 2013. Năng lượng của vụ nổ này khi đó tương đương với 440.000 tấn TNT.
(Nguồn: Planetx News)