Một nửa ước mơ, một nửa đam mê… khép lại khi đón nhận thiên chức, phải chăng phái đẹp chỉ đang sống như “một nửa đóa hồng”?

Quang Vũ, Theo Trí Thức Trẻ 10:00 08/03/2020

“Con gái học cao để làm gì? Làm mẹ mới là sự nghiệp cả đời!”. Đã bao lần bạn nghe lời răn dạy như thế? Bao nhiêu người con gái đã vì chu toàn thiên chức mà gạt bỏ trải nghiệm? Và phải chăng như vậy, ta chỉ mới sống như “1 nửa đóa hồng”?

Một nửa ước mơ, một nửa đam mê… khép lại khi đón nhận thiên chức, phải chăng phái đẹp chỉ đang sống như “một nửa đóa hồng”? - Ảnh 1.

Bận rộn đến mấy thì những ngày này, con gái cũng chẳng thể nào ngó lơ được những đóa hoa! Hoa tháng 3 ngập tràn khắp mọi nẻo đường: Những đóa hồng đủ sắc góc phố Nguyễn Du, những đoá cúc mỏng manh trong chợ Thái Hà… Thế là đủ để con gái ngẩn ngơ mất một nhịp: 8/3 rồi đấy! Hoa nào cũng đẹp, cũng thơm, nhưng được ưu ái nhất chắc hẳn vẫn là hoa hồng.

Quyến rũ thật, duyên dáng thật! Bảo sao người ta vẫn so sánh người con gái như những đóa hồng, thậm chí có gai nhọn mà ai cũng muốn được chiêm ngưỡng, nâng niu. Nhưng mà khoan đã, đôi khi nhìn lại những người phụ nữ quanh mình, tôi lại băn khoăn tự hỏi: "Họ có thực sự viên mãn như những đóa hồng nở rộ?", Trong số những "đóa hồng" mà tôi từng gặp, có rất nhiều người dường như vẫn thiêu thiếu một điều gì đó! Họ vẫn là hoa hồng, vẫn đẹp, vẫn thơm nhưng hình như mới chỉ có… một nửa, giống y như bức tượng "Một nửa đóa hồng" mà mới đây tôi bắt gặp trên Hàm Cá Mập – một phép ẩn dụ xác đáng khi đem so với người phụ nữ.

Một nửa ư? Sao không phải là một đóa hồng trọn vẹn khi mà họ rất đẹp và ngời sáng phẩm chất? Những người phụ nữ quanh tôi, họ làm tròn thiên chức, hết mình vì gia đình, chồng con, chẳng thể chê được. Vậy thì "một nửa" còn lại nằm ở đâu nhỉ? Trước khi trả lời câu hỏi đó, hãy cùng nghe những câu chuyện của họ, có lẽ bạn cũng sẽ thấy quen quen, đồng cảm và tự tìm được đáp án cho mình.

Một nửa ước mơ, một nửa đam mê… khép lại khi đón nhận thiên chức, phải chăng phái đẹp chỉ đang sống như “một nửa đóa hồng”? - Ảnh 2.

Đó là những gì mà dì tôi nhắc đi nhắc lại với cả gia đình để khẳng định quan điểm "chắc như đinh đóng cột" của dì. Nhìn chị tôi bây giờ, có thể bạn chẳng thể nào ngờ được rằng, chị từng là một "ngôi sao sáng chói"! Chị có thành tích "khủng" mà ai cũng phải "trầm trồ": 12 năm học xuất sắc tại trường chuyên, học bổng tại Đại học Birmingham City - một trong những trường danh giá tại Anh và còn tiếp tục giành được học bổng cho những năm thạc sĩ sau đó, đúng ngành nghề Nghệ thuật mà chị yêu thích.

Câu chuyện đã có thể tiếp diễn với một cái kết có hậu, thậm chí chị tôi đã có thể lên báo với bảng vàng chói lóa và luận văn với đề tài thú vị (mà sau này chị vẫn nhắc lại nhiều lần với tôi)… Nhưng đó chỉ là ở một "vũ trụ song song" mà thôi. Còn ở hiện thực mà tôi và chị đang cùng sống, thì chị đã bỏ học bổng Anh và những offer công việc mà nhiều người mơ ước để về nước.

Ở Việt Nam, dì tôi hằng ngày sang nhà và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc: "Con gái có thì", và rằng nếu tiếp tục đi học thêm bằng thì về nước sẽ "xây miếu" bởi vì "học thạc sĩ ở Anh cũng không thể bằng chốt nhanh được một anh!". Vậy là, đúng như lộ trình của hầu hết các cô gái Việt Nam khác, chị tôi nhanh chóng lập gia đình, có con, toàn tâm toàn ý với mái ấm.

Một nửa ước mơ, một nửa đam mê… khép lại khi đón nhận thiên chức, phải chăng phái đẹp chỉ đang sống như “một nửa đóa hồng”? - Ảnh 3.

Chị chọn làm việc trong một công ty vừa phải, thu nhập không tương xứng với khả năng để có thời gian chu toàn bổn phận của người vợ, người mẹ. Không hẳn là chị ấy không vui khi làm tròn thiên chức của mình! Chị vẫn lấy được người mình yêu, hạnh phúc mỗi ngày khi nhìn nụ cười của con. Nhưng chỉ tinh ý một chút, bạn sẽ nhận ra nét buồn phảng phất ở chị.

Thi thoảng, chị nhắc tới quãng thời gian ở bên Anh, rồi khoe tấm bằng Đại học cùng những thư mời làm việc mà chị vẫn nhận, nhưng đã thưa vắng dần. Trong một thoáng chốc, tôi thấy chị như thiếu thốn điều gì đó. Chị vẫn đẹp nhưng dường như chẳng phải là đóa hồng rực rỡ, nở rộ, tỏa sáng, chẳng còn đó nụ cười viên mãn như cô sinh viên năm tháng đó từng ở London, trong những bức ảnh chị cất trong album kỷ niệm.

Một nửa ước mơ, một nửa đam mê… khép lại khi đón nhận thiên chức, phải chăng phái đẹp chỉ đang sống như “một nửa đóa hồng”? - Ảnh 4.

Câu chuyện về những đóa hoa hồng không trọn vẹn đó còn trở đi trở lại không ít lần trong văn, thơ, nhạc, họa. Đó là hình ảnh những người phụ nữ tròn vẹn thiên chức làm mẹ, làm vợ nhưng lại ngậm ngùi gạt sang một bên những trải nghiệm, ước mơ, hoài bão, đam mê của chính mình. Gần đây nhất, tôi xem một bộ phim ngắn mang tên "Mẹ". Chỉ vỏn vẹn hơn 20 phút nhưng cũng đủ để lại cho tôi và những người ngồi trước màn hình nhiều suy ngẫm bởi quá nhiều chi tiết trong đó gần gũi với đời thực, như thể đang đưa hơi thở, lát cắt thực của đời sống phụ nữ lên màn ảnh.

"Mẹ" là câu chuyện viết về phụ nữ, dành tặng cho phụ nữ với 5 tuyến nhân vật nữ chính: Mẹ, bà nội, bà ngoại, cô Ba và con gái. Trong đó, bà nội và cô Ba đại diện cho những người phụ nữ có phần thông cảm, tân tiến hơn, ủng hộ phái đẹp đón nhận những trải nghiệm, bà ngoại mang hình bóng người phụ nữ với quan niệm xưa cũ, cho rằng thiên chức là điều thiêng liêng, quan trọng duy nhất của người phụ nữ. Trong khi đó, nhân vật nam – Ba dù có xuất hiện nhưng cũng không rõ mặt, đủ để góp phần đẩy những tình tiết của câu chuyện lên cao trào.

Một nửa ước mơ, một nửa đam mê… khép lại khi đón nhận thiên chức, phải chăng phái đẹp chỉ đang sống như “một nửa đóa hồng”? - Ảnh 5.

Nhân vật chính – Mẹ, đại diện cho những người vợ, người mẹ ngoài xã hội vẫn đang ngày ngày hy sinh thầm lặng để vun vén, làm tròn bổn phận thiên chức được thể hiện bởi nữ diễn viên gạo cội Hồng Ánh. Dù từng học giỏi tiếng Pháp nhất trường, lại vẽ rất đẹp nhưng trước áp lực từ phía bà ngoại và chồng, mẹ chọn chuyên tâm cho gia đình, hết giờ làm là hớt hải chạy về chăm lo cho con cái.

Xuyên suốt cả bộ phim, người mẹ ấy luôn phải nghe những lời răn dạy của bà ngoại. Khi thấy con gái đi làm, bà tỏ ra khó chịu: "Đi đâu thì đi, nhớ về sớm làm mấy món giải cảm. Con bé với bố nó thấy ho cả ngày. Việc nhà đâu không lo, tối ngày đi miết".

  Trước lời bênh vực của bà nội và cô Ba dành cho mẹ, bà ngoại khi thì cáu giận, lúc lại khuyên nhủ: "Phụ nữ mình con ạ. Sự nghiệp cả đời là lo cho chồng cho con, mình phải tận tâm hết lòng...", bởi xét đến cùng: "Đàn bà có chồng con thì sống hết lòng phụng sự chồng con, chớ vui vẻ riêng tư thời gian đâu nữa. Không toàn tâm toàn ý chẳng việc gì xong đâu!". 

Một nửa ước mơ, một nửa đam mê… khép lại khi đón nhận thiên chức, phải chăng phái đẹp chỉ đang sống như “một nửa đóa hồng”? - Ảnh 6.

Và ngay cả ba, người những tưởng sẽ hiểu, ở bên và ủng hộ mẹ cũng khẳng định rằng, chuyện chăm sóc gia đình và con cái là nhiệm vụ của người phụ nữ: "Anh bận bên ngoài bao việc. Em ở nhà có chừng đó việc thôi, lo cho con, kèm nó học, giặt giũ dọn dẹp linh tinh. Em phải cố lên chứ. Không thôi sao anh yên tâm?"

Dần dà, những quan điểm đó ăn sâu vào chính người phụ nữ. Mẹ không dám làm công việc mình yêu thích, dù rất nhiều công ty cần người giỏi tiếng Pháp, không dám ăn, dám mặc, thậm chí không dám đi du lịch một chuyến miễn phí cùng cô Ba dù bà nội đứng ra ủng hộ hết mình.

Phải đến cuối phim, cô con gái nhỏ mới ngỡ ngàng nhận ra, mẹ của mình không chỉ là người phụ nữ chỉ biết tần tảo mỗi ngày, hy sinh vì con, luôn sẵn sàng làm món ngon như ý con thích, dạy con học mỗi tối mà còn là một người phụ nữ giỏi giang và từng ấp ủ hoài bão. Câu chuyện có cái kết mở, để lại nhiều trăn trở, suy nghĩ. Người phụ nữ ấy có mạnh mẽ đứng lên để đón nhận những cơ hội, hay sẽ tiếp tục sống như một nửa đoá hồng? Điều này có lẽ chỉ người trong cuộc mới trả lời được.

Nhưng có một điều tôi chắc chắn rằng, người mẹ ấy đã rất trân trọng hai chữ thiên chức, hết lòng chu toàn bổn phận gia đình. Nhưng cô không vui trọn vẹn, không hề viên mãn, nở rộ, rực rỡ sắc hương như đóa hồng mà người ta thường dùng để so sánh với người phụ nữ!  

Một nửa ước mơ, một nửa đam mê… khép lại khi đón nhận thiên chức, phải chăng phái đẹp chỉ đang sống như “một nửa đóa hồng”? - Ảnh 7.

Là con gái, tôi cũng có câu chuyện của riêng mình. Tôi 20 tuổi, sống trong thời đại mới, thời đại mà vào ngày 8/3, con gái sẵn sàng mua hoa tự tặng cho mình và chắc chắn sẽ không từ bỏ những trải nghiệm của mình dù ai "nói ngả nói nghiêng".

Giống như chị gái mình, tôi yêu nghệ thuật và mơ ước trở thành một ca sĩ nên dành thời gian luyện Thanh nhạc mỗi ngày để hiện thực hóa giấc mơ. Nhưng cũng như chị, bủa vây quanh tôi là những lời bình luận, rèm pha "kém sang": "Con gái học nhiều làm gì", "Rồi vẫn phải lấy chồng thôi!", "Ca sĩ là giống xướng ca vô loài"… Tôi từng có những giải thưởng, thành tích về ca hát nhưng lạ lùng thay, người ta vẫn cứ so sánh tôi với những chị em đã sớm yên bề gia thất. Chẳng nói đâu xa, Tết vừa rồi tôi đi đến đâu người ta cũng hỏi tôi bao giờ mới lập gia đình, chứ chẳng mảy may chúc mừng tôi vì giải thưởng mới trong cuộc thi hát.

Cũng có lúc, tôi thấy chạnh lòng, nhưng rồi chính chị gái lại tiếp thêm động lực cho tôi. Chị muốn tôi viết tiếp cho chị những giấc mơ còn đang dang dở và trên tất cả, chính tôi chưa từng muốn mình chỉ là một nửa đoá hồng! Tôi muốn sống như một đóa hồng trọn vẹn, rực rỡ bung tỏa từng cánh đón ánh nắng mặt trời. Bạn đừng nghĩ tôi cực đoan đến độ không chịu hy sinh tự do, không lấy chồng hay có con. Là con gái, tôi vẫn khát khao một gia đình riêng lắm chứ, tôi cũng muốn được như chị tôi, có niềm hạnh phúc rạng ngời lấp lánh trong mắt khi nhìn thấy nụ cười của những đứa con. Tôi sẽ vẫn giữ gìn và nâng niu thiên chức thiêng liêng, cao quý của người phụ nữ nhưng sẽ không vì bất cứ lý do gì mà ngăn cản bản thân trải nghiệm, đón nhận những cơ hội mới trong đời.

Một nửa ước mơ, một nửa đam mê… khép lại khi đón nhận thiên chức, phải chăng phái đẹp chỉ đang sống như “một nửa đóa hồng”? - Ảnh 8.

Bởi vì tôi tin, tôi và những bạn bè của tôi, kể cả các chị, các mẹ nữa, mỗi người đều xứng đáng được tận hưởng nhiều hơn như thế! Ngày hôm qua, tôi đã tranh thủ dừng bước trước tiệm hoa Fancy Florist để chọn hoa cho mẹ, chị và cho chính mình. Và giữa vô vàn loài hoa đẹp, tôi bị thu hút bởi một bó hoa đặc biệt với thiết kế đối xứng nhau, màu sắc tương phản với nửa bên này là sắc Hồng – Tím của Cẩm tú cầu, Scabiosa, Tulips, bên còn lại là sắc Trắng của Thanh liễu. Chính chị chủ hàng nói rằng, sự đối nghịch ấy là tượng trưng cho hai khía cạnh, thiên chức – trải nghiệm. Chính giữa bó hoa là đóa hồng Ohara trọn vẹn như hình ảnh của người phụ nữ khi được sống với đam mê và vẫn chu toàn bổn phận. Tôi chọn bó  hoa đầy tinh tế này như một lẽ đương nhiên, càng thích thú hơn khi tặng kèm với đó là một tấm thiệp kèm với lời nhắn gửi: "Mẹ là duy nhất, nhưng thiên chức thì không phải là chức duy nhất của mẹ!


Thật vậy, thiên chức trân quý, nhưng đâu phải duy nhất, bởi mẹ, chị và cả tôi nữa còn biết bao trải nghiệm thú vị khác cần phải thử để sống trọn vẹn như một đóa hồng. Vậy thì, ngay hôm nay, tôi sẽ về và rủ mẹ, chị tôi đi ăn một món thật ngon, đi spa và không quên nhắc họ mỗi ngày, rằng đừng ngại ngần nắm bắt những trải nghiệm thú vị đang đến với mình. Đó có thể là một chuyến du lịch tới miền đất xa, là cơ hội mới trong công việc hay đơn giản là những giờ thảnh thơi khi họ được thư giãn trong một spa, hay học thử một bộ môn mới lạ. Và bản thân tôi chắc chắn sẽ tiếp tục hát, trọn vẹn bằng cả trái tim mình, tự do khám phá cuộc sống theo cách mà tôi muốn!

Một nửa ước mơ, một nửa đam mê… khép lại khi đón nhận thiên chức, phải chăng phái đẹp chỉ đang sống như “một nửa đóa hồng”? - Ảnh 10.

Vừa chu toàn bổn phận, thiên chức của một người phụ nữ, lại vừa không bỏ lỡ những trải nghiệm, cơ hội. Thực ra, làm được điều đó rất khó, khó hơn nhiều so với việc chỉ hô một khẩu hiệu nhân ngày Phụ nữ Việt Nam (để rồi rất có thể lại nản và bỏ đấy vài ngày sau đó).

Nhưng nói cho cùng, vượt qua vùng an toàn mới đặt chân tới miền nắng ấm, đứng trên đỉnh núi cao mới thấy đường chân trời rộng mở. Và chỉ khi sống hết mình, ta mới cảm thấy nhựa sống căng tràn, và thấy cuộc đời này không phí hoài một nửa. Thế nên con gái ạ, xin đừng để hai tiếng "thiên chức" trở nên nặng nề, đừng coi thiên chức là gánh nặng, vật cản bản thân đến với những trải nghiệm đa sắc, đa dạng của cuộc sống này. 

Một nửa ước mơ, một nửa đam mê… khép lại khi đón nhận thiên chức, phải chăng phái đẹp chỉ đang sống như “một nửa đóa hồng”? - Ảnh 11.

"Đừng để Mẹ chỉ là Mẹ" là thông điệp mà OMO Matic muốn gửi đến những người phụ nữ trong ngày 8/3, từ đó truyền cảm hứng cho phái đẹp trải nghiệm nhiều hơn, bên cạnh việc chu toàn bổn phận, thiên chức.

Đ kêu gi s đng hành ca nhng người m, ông b, người con trong hành trình "Đng đ M ch là M", OMO Matic đã dng mt bc tượng mang thông đip ý nghĩa này. Bc tượng đã xut hin ti Hà Ni (ti qung trường Đông Kinh Nghĩa Thc – Hàm Cá Mp) trong sáng ngày 28/2, ti Đà Nng (tượng M Âu Cơ) ngày 3/3 và ti Bnh vin T Dũ TP.HCM vào ngày 6/3.

Bên cạnh đó, OMO Matic cũng hợp tác với các tiệm hoa lớn bao gồm: Amelie Flowers (chuyên hoa khô), Pilosa, Casalana, Ted & Anna,Hoa Nói (TP.HCM), Xophoatanni, Fancy Florist (Hà Nội) nhằm cho ra mt Bó hoa "Thiên Chc" vi li nhn nh ti tt c các bà m trên khp thế gii rng hãy tri nghim nhiu hơn na bên cnh vic chu toàn bn phn làm m vì thiên chc không phi là duy nht. M còn cn được sng cho nim đam mê và cho nhng tri nghim ca bn thân đ có mt cuc đi tht hnh phúc trn vn!

Tìm hiểu thêm về chương trình tại: https://www.facebook.com/OMOVietnam/