Một người rửa bát ẩu, cả nhà ăn cơm với vi khuẩn: 5 LỖI SAI tai hại cần sửa gấp!

Lam Phương, Theo phunuso.baophunuthudo.vn 17:00 21/05/2025
Chia sẻ

Vì sức khỏe của bản thân và gia đình, đừng để những thói quen nhỏ hằng ngày trở thành mầm mống bệnh tật!

Nhiều người cho rằng rửa chén bát chỉ là chuyện nhỏ, tiện đâu làm đấy cũng chẳng sao. Nhưng thực tế đây lại là một công việc ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cả gia đình. Những sai lầm trong quá trình rửa bát không chỉ làm lãng phí thời gian và công sức mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh, thậm chí là ung thư nếu duy trì lâu dài.

Bạn có đang mắc phải những sai lầm dưới đây không?

1. Dùng miếng rửa bát quá lâu không thay

Miếng rửa bát là một trong những vật dụng chứa nhiều vi khuẩn nhất trong nhà bếp, thậm chí còn "bẩn" hơn cả bồn cầu. Theo nghiên cứu, có đến 362 loại vi khuẩn có thể trú ngụ trong miếng rửa bát, và trong mỗi cm³, số lượng vi khuẩn có thể lên đến 54 tỷ con - gấp 6 lần dân số thế giới.

Trong số đó có những vi khuẩn nguy hiểm như E.coli, tụ cầu khuẩn, salmonella... dễ gây ra tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm, nhiễm trùng dạ dày. Thậm chí lâu dài còn ảnh hưởng đến gan, thận hoặc tăng nguy cơ mắc bệnh mạn tính.

Một người rửa bát ẩu, cả nhà ăn cơm với vi khuẩn: 5 LỖI SAI tai hại cần sửa gấp!- Ảnh 1.

Lý do là vì miếng rửa bát có cấu tạo xốp, nhiều lỗ nhỏ như những căn phòng li ti cho vi khuẩn sinh sôi. Khi tiếp xúc với thức ăn thừa, dầu mỡ và nước bẩn trong quá trình rửa bát, vi khuẩn từ khắp nơi sẽ tập trung về đây và nhanh chóng "định cư".

Một người rửa bát ẩu, cả nhà ăn cơm với vi khuẩn: 5 LỖI SAI tai hại cần sửa gấp!- Ảnh 2.

Giải pháp:

- Thay miếng rửa bát định kỳ mỗi 1 - 2 tuần. 

- Nếu bạn không muốn thay thường xuyên, có thể dùng khăn giấy bếp một lần rồi vứt hoặc chuyển sang dùng máy rửa bát có chế độ nhiệt độ cao. 

- Mẹo dùng miếng rửa bát: Sau khi dùng xong, hãy vắt khô miếng rửa bát rồi để nơi khô ráo. Bạn cũng có thể cho vào lò vi sóng quay 1 phút để diệt khuẩn.

2. Đổ trực tiếp nước rửa bát lên bát đĩa

Không ít người nghĩ rằng cho thật nhiều nước rửa bát lên bát thì sẽ sạch hơn. Nhưng điều này không chỉ gây lãng phí mà còn khiến lượng hóa chất bám lại trên bát đĩa rất khó rửa trôi hoàn toàn. Khi ăn uống, hóa chất này có thể theo thức ăn đi vào cơ thể, tích tụ lâu ngày gây hại cho hệ tiêu hóa, ảnh hưởng nội tiết, thậm chí liên quan đến nguy cơ ung thư. 

Cách làm đúng: Nên pha loãng nước rửa bát với nước trong một chậu riêng rồi mới bắt đầu rửa. Cách này vừa giúp tiết kiệm, vừa dễ dàng rửa sạch bát đĩa mà không để lại dư lượng hóa chất.

Một người rửa bát ẩu, cả nhà ăn cơm với vi khuẩn: 5 LỖI SAI tai hại cần sửa gấp!- Ảnh 3.

Giải pháp: Khi rửa bát, bạn nên pha loãng một lượng xà phòng vừa đủ trong chậu nước sạch trước rồi mới dùng để rửa bát. Nên ưu tiên chọn nước rửa bát có nguồn gốc thực vật, an toàn cho sức khỏe.

Một người rửa bát ẩu, cả nhà ăn cơm với vi khuẩn: 5 LỖI SAI tai hại cần sửa gấp!- Ảnh 4.

3. Không loại bỏ thức ăn thừa trước khi rửa

Việc để nguyên cơm, rau, nước sốt hay dầu mỡ còn dính trên bát đĩa rồi rửa chung không chỉ làm bẩn nước rửa mà còn khiến việc làm sạch kém hiệu quả. Đặc biệt với máy rửa bát, thức ăn thừa có thể làm tắc vòi xịt, khiến chén bát không sạch và làm giảm tuổi thọ máy.

Một người rửa bát ẩu, cả nhà ăn cơm với vi khuẩn: 5 LỖI SAI tai hại cần sửa gấp!- Ảnh 5.

Giải pháp: Trước khi rửa, bạn hãy gạt hết thức ăn thừa vào sọt rác. Sau đó, có thể tráng sơ qua bằng nước để loại bỏ phần lớn chất bẩn rồi mới dùng nước rửa bát để vệ sinh ở bước tiếp theo.

Một người rửa bát ẩu, cả nhà ăn cơm với vi khuẩn: 5 LỖI SAI tai hại cần sửa gấp!- Ảnh 6.

4. Chồng bát đĩa lên nhau khi còn ướt

Sau khi rửa xong, nhiều người thường chồng bát đĩa lên nhau cho gọn. Tuy nhiên cách làm này khiến nước bị đọng lại ở đáy bát và giữa các khe tiếp xúc, vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây mùi hôi, thậm chí có thể mốc nếu để lâu.

Một người rửa bát ẩu, cả nhà ăn cơm với vi khuẩn: 5 LỖI SAI tai hại cần sửa gấp!- Ảnh 7.

Giải pháp: Sau khi rửa xong nên đặt úp riêng từng cái lên giá, để bát đĩa thoáng khí cho nhanh khô và không bị tù đọng nước. Nếu có tủ sấy hoặc máy sấy chén bát, hãy tận dụng để làm khô nhanh chóng và đảm bảo vệ sinh.

Một người rửa bát ẩu, cả nhà ăn cơm với vi khuẩn: 5 LỖI SAI tai hại cần sửa gấp!- Ảnh 8.

5. Không tiệt trùng chén bát định kỳ

Một số gia đình không bao giờ khử trùng bát đĩa và đũa. Vi khuẩn E. coli và Helicobacter pylori "thích" điều này.

Đây là điều kiện lý tưởng để những loại vi khuẩn này sẽ âm thầm sinh sôi trên đồ dùng ăn uống, khiến người dùng dễ mắc bệnh viêm dạ dày ruột cấp tính, nôn mửa và tiêu chảy. Điều đáng sợ nhất là độc tố do một số vi khuẩn sản sinh ra có liên quan đến ung thư mãn tính. Nếu tình trạng này càng kéo dài, nguy cơ gây hại cho sức khỏe sẽ càng tăng lên.

Một người rửa bát ẩu, cả nhà ăn cơm với vi khuẩn: 5 LỖI SAI tai hại cần sửa gấp!- Ảnh 9.

Giải pháp: Nên tiệt trùng chén bát định kỳ bằng cách nấu nước sôi rồi cho chén bát vào đun khoảng 15 - 30 phút. Sau đó có thể dùng tủ sấy hoặc máy rửa bát có chức năng sấy nhiệt cao để khử khuẩn. Với gia đình có trẻ nhỏ, người già hoặc người có sức đề kháng kém thì việc này càng quan trọng.

Một người rửa bát ẩu, cả nhà ăn cơm với vi khuẩn: 5 LỖI SAI tai hại cần sửa gấp!- Ảnh 10.

Ngoài ra, trong bếp còn một số thói quen cần làm ngay để tránh rước bệnh vào người:

- Dọn vệ sinh tủ lạnh mỗi tháng một lần: Lau sạch các khay, hộc tủ bằng nước ấm pha xà phòng nhẹ hoặc baking soda. Đừng quên vệ sinh cả gioăng cao su quanh cửa tủ - nơi dễ phát sinh nấm mốc.

- Phân loại thực phẩm sống, chín: Không để thịt cá sống gần với đồ ăn chín trong tủ lạnh. Thay vào đó, bạn nên dùng hộp đậy kín, đồ sống để ngăn dưới, đồ chín để trên.

- Dụng cụ gỗ cần hong khô: Thớt, muỗng, đũa gỗ sau khi rửa phải treo lên, để khô thoáng, tránh để ngang khiến ẩm mốc phát triển.

Tóm lại, rửa chén không đơn giản chỉ là sạch bằng mắt mà cần đảm bảo sạch vi khuẩn và không tồn dư hóa chất. Chỉ cần thay đổi một vài thói quen nhỏ, bạn sẽ giúp căn bếp nhà mình trở nên an toàn hơn rất nhiều.

Nguồn: Toutiao

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày