Netball: Bóng rổ phiên bản 2.0

lanpham1811, Theo 06:01 04/08/2010
Chia sẻ

Netball (bóng lưới) là môn thể thao có rất nhiều điểm giống với bóng rổ, là một phiên bản khác được phát triển từ bóng rổ nữ những năm 1890 tại Anh, không lâu sau khi bóng rổ ra đời và bắt đầu lan rộng ra các quốc gia khác.

Sân đấu của bóng lưới hình chữ nhật và được chia làm 3 phần, có rổ ở 2 đầu sân giống như bóng rổ. Tuy nhiên sân đấu của bóng lưới to hơn sân đấu của bóng rổ: 30,5m chiều dài và 15,25m chiều rộng. Vạch sân đấu không được lớn hơn 50mm chiều rộng. Sân đấu được chia làm 3 phần để giới hạn sự di chuyển của mỗi vị trí trên sân đấu. Hai đầu sân có 2 cung tròn bán kính 4.9m được gọi là “shooting circle” hay “goal circle”. Các cú ném ghi điểm được thực hiện tại đây. Rổ của bóng lưới cao 3.05m, nhỏ hơn rổ trong bóng rổ 5cm.
 
Bảng rổ trong bóng lưới không phải được sử dụng để ghi điểm như trong bóng rổ.Các cầu thủ bóng lưới có thể vận dụng các cú nhảy cao cũng như các kĩ thuật dunk trong bóng rổ nhưng nếu có bất kì sự va chạm nào giữa bóng và bảng rổ thì bóng coi như ra ngoài và các pha ghi điểm có sự va chạm giữa bóng và bảng rổ đều không hợp lệ. Điểm sửa đổi của luật bóng lưới cho phép công nhận pha ghi điểm nếu đó là cú ném trong khi rebounds của 1 cầu thủ.
 
 
 

Sân thi đấu của bóng lưới.
 
Bóng được sử dụng trong bóng lưới có phần khá giống với bóng rổ nhưng nhỏ hơn, nhẹ hơn, mềm hơn và có màu trắng. Có vẻ như bóng trong bóng lưới là sự pha trộn giữa bóng rổ và bóng chuyền. Hiện tại trái bóng được sử dụng trong bóng lưới theo quy định của liên đoàn bóng lưới chuyên nghiệp thế giới (IFNA) có tên Gilbert.
 
Bóng thi đấu có màu trắng.
 
Mỗi đội bóng trong bóng lưới gồm có 7 người. Mỗi cầu thủ phải mặc áo có chữ cái viết tắt vị trí của họ và cũng như vậy giới hạn sự di chuyển của họ. Nếu 1 cầu thủ vượt ra khỏi khu vực cho phép di chuyển thì gọi là việt vị. Các vị trí gồm có:
 
- Goal Shooter (GS)

- Goal Keeper (GK)

- Goal Attack (GA)

- Goal Defence (GD)

- Wing Attack (WA)

- Wing Defence (WD)

- Centre (C)
 
 

Các cầu thủ nhí.
 

Sân thi đấu và sơ đồ các vị trí trên sân.
 
Mục tiêu duy nhất của trận đấu là ghi điểm bằng cách chuyển và ném vào rổ của đối phương. Các cầu thủ có vị trí riêng và mỗi vị trí lại có nhiệm vụ riêng và cách di chuyển riêng trên sân đấu.1 đội bóng thi đấu bóng lưới thường có 7 người chứ không phải 5 người như trong bóng rổ. Trong suốt trận đấu, 1 cầu thủ có bóng không được bước quá 1 bước trước khi chuyền bóng và không được giữ bóng quá 3 giây.
 
Chỉ có GS và GA được ghi điểm.
 
Điều thú vị là việc ghi điểm chỉ được thực hiện bởi GS (Goal Shooter) và GA (Goal Attack). Những cú ném vào rổ không phải được thực hiện bởi GA và GS thì sẽ không được công nhận. GA và GS cũng không được thực hiện ngay cú ném ghi điểm nếu đó là 1 cú ném phạt “free pass” do các lỗi quá bước, việt vị hay đẩy sau.
 
Nếu 1 cầu thủ ném bóng không chạm vành rổ hoặc không chạm bảng thì sẽ không được rebounds và đội đối phương sẽ được nhận 1 cú ném phạt “free pass”. 1 trận đấu bóng lưới có 60 phút được chia làm 4 hiệp, mỗi hiệp 15 phút. Bắt đầu mỗi hiệp đấu sẽ tranh bóng lại từ đầu bởi các Centre. Hiệp đấu chính thức được diễn ra sau đường chuyền của các Centre. Kết thúc trận đấu đội nào có nhiều điểm hơn là đội chiến thắng.
 
Bảng rổ của bóng lưới.
 
Ngày nay các giải đấu bóng lưới được tổ chức bởi liên đoàn bóng lưới chuyên nghiệp thế giới viết tắt là IFNA và có hơn 20 triệu người say mê môn thể thao này trên 70 quốc gia. Giải đấu cấp cao nhất của bóng lưới gồm có: Giải vô địch bóng lưới thế giới (Netball World Championships), giải thể thao của các nước thuộc khối Thịnh vượng chung (Commonwealth Games) và World Netball Series.
 
Các cầu thủ nữ mặc váy khi thi đấu thay vì quần đùi.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày