Cuối tuần vừa rồi, những huyền thoại mới đã xuất hiện tại Hàn Quốc, cái nôi của thể thao điện tử thế giới.
Tại sân vận động với sức chứa 50.000 người tại Incheon, hai đội tuyển Liên Minh Huyền Thoại hàng đầu thế giới tranh tài, hòng tìm ra người xưng vương môn thể thao có tới hàng chục triệu người theo dõi mỗi năm.
Kết quả ngã ngũ: đội tuyển Invictus Gaming tới từ Trung Quốc đã đánh bại đối thủ tới từ Châu Âu, Fnatic và chính thức trở thành đội tuyển đầu tiên từ xứ sở tỷ dân giành được danh hiệu danh giá.
Đã gần mười năm kể từ khi Riot Games tung ra LMHT, thị trường MOBA vẫn nêu cao cái tên Liên Minh Huyền Thoại như kẻ thành công nhất. Trò chơi đã biến thành một khía cạnh trị giá 13 tỷ USD trong ngành thể thao điện tử. Ngoài bản thân trò chơi ra, LMHT còn thu bộn từ việc bán các sản phẩm liên quan, đơn cử như quần áo, sách truyện và các bộ trò chơi liên quan.
Những kỉ lục sẽ khiến bạn ấn tượng: fan của thể thao điện tử tự hào so sánh giải vô địch LMHT với World Cup – với bóng đá, môn thể thao vua – khi giải chung kết thế giới vừa diễn ra đạt kỉ lục số lượt xem nhiều nhất, trong khoảng thời gian lâu nhất làng game.
Những con số sẽ khiến bạn choáng ngợp: riêng trong năm ngoái, đã hơn 60 triệu người xem trực tiếp trận đấu chung kết diễn ra tại Bắc Kinh, nơi Samsung Galaxy đả bại SK Telecom T1, đội tuyển đã 3 lần vô địch thế giới. Cả hai đội đều tới từ Hàn Quốc – nơi sinh ra thể thao điện tử. Năm nay đã khác, vòng 4 đội mạnh nhất không có bóng Hàn Quốc: nền thể thao điện tử đã vươn ra không ngừng và vươn lên mạnh mẽ.
Các nhà phát triển game ngày một thịnh, bên cạnh các ngành công nghiệp cũ của Hàn Quốc như Huyndai, Samsung đều đang lặn lội với thị trường sóng gió. Có thể lấy ví dụ luôn: công ty Netmarble chuyên sản xuất game mobile có giá trị vốn hóa thị trường tương đương với công ty điện tử LG.
Đây là lần đầu tiên trong 7 năm trở lại đây, Hàn Quốc không góp mặt trong trận chung kết. Nhưng không thể đổ lỗi cho họ được: một trận đấu cần tất cả những yếu tố như phản ứng nhanh nhạy, quyết tâm chiến thắng đi kèm với những bước đi táo bạo và quan trọng hơn hết, tinh thần tập thể năm người như một; những đội tuyển hàng đầu ngày một cải thiện tất cả những yếu tố trên.
Nhưng không vì thế mà đất nước sản sinh ra thể thao điện tử thiếu đi tình yêu với giải game lớn. Họ vẫn tụ họp bên ngoài sân vận động Munhak để cosplay những nhân vật mình yêu thích, vẫn tới xem những đội tuyển tới từ nước ngoài thi đấu, vẫn tự hào khi một trong những game thủ ngôi sao sáng nhất của Invictus Gaming – đội vô địch – là con dân Hàn Quốc.
Các cosplayer khoe trang phục phía ngoài sân vận động.
Các tuyển thủ IG đang bước ra sân khấu.
Trên đất Hàn, một vài game thủ đạt tới tầm ảnh hưởng của những ngôi sao lớn. Lee Sang-heyok, biệt danh là Faker thuộc SKT T1 thu về hàng triệu USD một năm, có lượng fan đông đảo chẳng kém danh thủ bóng đá. Huyền thoại StarCraft Lim Yo-hwan kết hôn với một diễn viên, thường xuyên xuất hiện trên các series "drama Hàn Quốc" đình đám.
Càng ngày càng nhiều những game thủ vượt ra khỏi biên giới đất nước để vươn tầm thế giới. Chính họ lại truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ vươn lên, trở thành một nguồn lực khổng lồ của toàn ngành thể thao điện tử. Đã có những trường dạy thể thao điện tử xuất hiện, với hệ thống giáo dục bài bản để các ngôi sao trẻ có thể bay xa.
"Hàn Quốc sản sinh ra rất nhiều tài năng lớn", Song Chong-ho, quản lý SKT T1 cho biết. "Chúng tôi đang trở thành Brazil của thể thao điện tử".
Tham khảo Bloomberg