Mọi người nghĩ gì mỗi khi bạn đăng ảnh selfie? Dưới góc độ tâm lý học thì... không vui lắm đâu

Nghiêm, Theo Helino 08:15 27/08/2019

"Đổ mồ hôi, sôi nước mắt" để có được những bức ảnh selfie đăng tải trên trang cá nhân, nhưng chúng chưa hẳn mang lại cái nhìn tích cực về bạn.

Selfie (ảnh tự sướng) luôn là cách hiệu quả để có được một bức ảnh đẹp về chính ngoại hình của chúng ta. Chỉ cần gõ hastag #selfie trên mạng xã hội Instagram, sẽ có đến... 402 triệu bài đăng từ người dùng, chứng tỏ sức hút cực lớn của phong trào chụp ảnh này đến mọi người.

Nhưng khoa học lại bảo: Bất kể bức selfie của bạn có góc mặt hoàn hảo, màu ảnh lôi cuốn thế nào, hình thể tuyệt vời ra sao, thì cảm xúc mang lại cho người khác vẫn là... tiêu cực.

Đó là kết quả nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Research in Personality, dựa trên hàng trăm người dùng Instagram. Theo nhóm khảo sát, người đăng nhiều ảnh selfie lên trang cá nhân thường ít được yêu quý, luôn có cảm giác bất an, ít sự đột phá và ít hướng ngoại.

Mọi người nghĩ gì mỗi khi bạn đăng ảnh selfie? Dưới góc độ tâm lý học thì... không vui lắm đâu - Ảnh 1.

Ngoài ra, kết quả còn cho thấy sự chú ý về các bức hình lại thiên về hướng quan sát xem liệu nó có bị... chỉnh sửa quá đà hay không.

"Dù có cùng một nội dung - như khoe về thành tích đạt được, hoặc ảnh đi du lịch, thì cảm nhận về một tấm hình selfie vẫn luôn kém tích cực hơn so với ảnh do người khác chụp," - nhà tâm lý học thuộc ĐH Washington, Chris Barry cho biết.

Sự khác biệt giữa ảnh được chụp và ảnh selfie

Đây có lẽ là nghiên cứu duy nhất mang đến góc nhìn từ mọi người xung quanh khi nhìn vào những bức hình selfie, thay vì phân tích tính cách của chủ nhân bức ảnh như nhiều nghiên cứu trước đó.

"Điều này giúp chúng tôi nhìn nhận rằng, những bức ảnh selfie có thể không phản ánh được tính cách người đăng, mà lại từ người xem," - Barry cho biết thêm.

"Cho nên, chúng tôi thực nghiệm một nghiên cứu khác để tìm hiểu sâu hơn."

Mọi người nghĩ gì mỗi khi bạn đăng ảnh selfie? Dưới góc độ tâm lý học thì... không vui lắm đâu - Ảnh 2.

Ở nghiên cứu thứ hai, 2 nhóm học sinh từ 2 trường đại học đã được lựa chọn. Nhóm đầu tiên (30 người) sẽ được trắc nghiệm tính cách, cũng như chấp thuận để nhà nghiên cứu truy cập vào 30 bài đăng gần nhất của họ trên Instagram.

Mỗi bài viết sẽ được chọn lọc xem đó là ảnh selfie hay được chụp, và có chủ đề gì liên quan. Sau đó, nhóm sinh viên thứ hai (119 người) từ một trường khác sẽ đánh giá các tài khoản này, đồng thời kèm theo một vài nhóm tính cách được cho trước: vị kỷ, thiếu tự tin, hướng ngoại hay thành đạt.

Kết quả cho thấy, người có nhiều bức ảnh được chụp sẽ gây ấn tượng bởi sự tự tin, hướng ngoại và thu hút. Trong khi các tài khoản "chiếm sóng" bởi ảnh selfie nhận được nhiều nhận xét kém tích cực, cho rằng họ "ngụy tạo" và sắp đặt hơn nhóm còn lại.

Mọi người nghĩ gì mỗi khi bạn đăng ảnh selfie? Dưới góc độ tâm lý học thì... không vui lắm đâu - Ảnh 3.

Và kỳ lạ thay, các nhà nghiên cứu nhận thấy người đăng selfie thường có tính ái kỷ (tự yêu bản thân) thấp. Trong khi đó nhóm được chụp có xu hướng ngược lại, phản ánh một phần của Hội chứng tâm lý Sợ bị lãng quên (FoMo) thường gặp.

"Có thể vì việc đăng tải hình ảnh cá nhân cho thấy ước vọng thể hiện bản thân và chia sẻ cuộc sống xã hội của người đăng ra sao,"

"Dù chỉ là phỏng đoán, cá nhân họ khá cẩn thận khi muốn đăng tải bất kì bài viết nào lên Instagram; điều này phần nào cho thấy họ có khả năng bày tỏ yêu thương và quan tâm đến người khác."

Nguồn: Sciene Alert