Mẹ bỉm liệt kê chi phí nuôi em bé 21 tháng tuổi: Người chê phung phí, người bênh có kinh tế tiêu sao chẳng được!

An Chi, Theo Phụ Nữ Số 18:53 17/10/2024
Chia sẻ

Mỗi gia đình sẽ có cách chi tiêu cho con cái sao cho phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện kinh tế.

Với những gia đình có con nhỏ, bài toán chi tiêu luôn là vấn đề khiến các bố mẹ đau đầu. Từ khi chuẩn bị và lên kế hoạch mang thai, các ông bố, bà mẹ đã rục rịch bảo nhau về các khoản cần phải chi từ khi con chào đời. Việc tìm hiểu sớm sẽ giúp ba mẹ lên được kế hoạch phù hợp với tài chính và hoàn cảnh gia đình.

Mới đây, một mẹ bỉm chia sẻ về một số khoản phí để chăm sóc em bé 21 tháng tuổi. Tổng phí sẽ khoảng 15 triệu đồng/tháng, sương sương một số khoản liệt kê sau.

Mẹ bỉm liệt kê chi phí nuôi em bé 21 tháng tuổi: Người chê phung phí, người bênh có kinh tế tiêu sao chẳng được!- Ảnh 1.
Mẹ bỉm liệt kê chi phí nuôi em bé 21 tháng tuổi: Người chê phung phí, người bênh có kinh tế tiêu sao chẳng được!- Ảnh 2.

"Chi phí nuôi em bé 21 tháng nhà mình sẽ như thế nào?

- Tiền học: 6,5 triệu/tháng.

- Tiển bỉm sữa 1,5 triệu/tháng.

- Đợt này ốm nhiều nên đi khám và thuốc tầm 2 triệu/tháng.

- Thực phẩm chức năng khoảng 1 triệu/tháng.

- Tiền đồ chơi cho con khoảng 500k/tháng.

- Tiền quần áo cho con khoảng 1 triệu/tháng.

- Tiền bánh ăn dặm, rong biển, bánh sữa chua... của con khoảng 500k/tháng.

- Tiền đi chơi cuối tuần cho con khoảng 500k/tháng, bố mẹ toàn đưa đi chỗ free.

- Tiền học các app giáo dục khoảng 500k/tháng.

- Tiền sách khoảng 300k/tháng.

Tính ra cũng gần 15 triệu/tháng, chưa kể sau này lớn lên thì chi phí học hành sẽ còn tăng nữa", mẹ bỉm cho hay.

Mẹ bỉm liệt kê chi phí nuôi em bé 21 tháng tuổi: Người chê phung phí, người bênh có kinh tế tiêu sao chẳng được!- Ảnh 3.
Mẹ bỉm liệt kê chi phí nuôi em bé 21 tháng tuổi: Người chê phung phí, người bênh có kinh tế tiêu sao chẳng được!- Ảnh 4.

Với nhiều gia đình 15 triệu là con số không hề nhỏ. Bởi vậy, một số người nghĩ rằng mẹ bỉm này vẫn có thẻ hạn chế một số gạch đầu dòng để tiết kiệm được hơn. Tuy nhiên, số khác lại cho biết với gia đình có kinh tế thì việc chi ra như vậy lại khá hợp lý. Quan trọng là họ cảm thấy phù hợp và có khả năng chi trả cho con. Ai cũng muốn con cái được sống sung sướng, nhàn hạ, bởi vậy việc chi tiêu cho con cũng phù thuộc vào quan điểm của ba mẹ.

Quả thật, ngày nay nuôi con có phần vất vả, kì công hơn so với thời trước. Các bé được vui chơi, ăn uống, học hành, bố mẹ cũng hết sức tạo điều kiện cho các con được phát triển trong môi trường tốt nhất. Chính vì thế việc ba mẹ "có điều kiện" này bỏ ra số tiền lớn mỗi tháng cũng không phải điều khó hiểu.

Chi phí để chăm sóc và nuôi dạy một em bé là bao nhiêu?

Tất nhiên, không có một con số nào cụ thể bởi tùy điều kiện của từng gia đình mà các khoản chi cho việc chăm sóc và nuôi dưỡng con sẽ khác nhau. Dẫu vậy, các chị em đều đồng tình rằng nuôi con rất "tốn kém" bởi những lý do sau đây. Đây cũng sẽ là một gợi ý cho các mẹ đang có ý định sinh con trong thời gian tới.

1. Chi phí trước và trong khi mang thai

Một người mẹ khỏe mạnh sẽ phải tốn ít nhất cho những khoản sau:

- Thuốc bổ, sữa bầu: Mẹ bầu cần bổ sung các thực phẩm chức năng trong suốt thai kỳ như sắt, canxi, axit folic, DHA, vitamin... để đảm bảo dinh dưỡng cho mẹ và bé. Việc sử dụng những loại thuốc này nên có sự chỉ định từ bác sĩ sau quá trình thăm khám.

- Khám thai: Một số dấu mốc mẹ cần quan tâm như 6 tuần, 12 tuần, 22 tuần, 32 tuần... Không cần khám quá nhiều nhưng những mốc quan trọng thì mẹ bầu nên đi khám để xác định tình hình sức khỏe của thai nhi. Với các chị em chọn gói dịch vụ sẽ theo bệnh viện ngay từ đầu, ngoài ra nếu đi khám lẻ thì cũng tốn một khoản kha khá, bao gồm cả các xét nghiệm như tiểu đường, triple test…

Mẹ bỉm liệt kê chi phí nuôi em bé 21 tháng tuổi: Người chê phung phí, người bênh có kinh tế tiêu sao chẳng được!- Ảnh 5.

- Mua quần áo: Khi thai nhi ngày một lớn, mẹ cần sắm sửa những bộ quần áo hoặc những chiếc váy rộng hơn để cảm thấy thoải mái khi mặc. Vì những bộ đồ này chỉ sử dụng trong khoảng thời gian từ lúc bầu đến khi sinh xong vài tháng nên các mẹ cân nhắc để chi tiêu sao cho hợp lý.

- Tiêm chủng: Một số mũi tiêm như uốn ván hay cúm rất cần thiết cho các mẹ trong giai đoạn này (dưới sự chỉ định của bác sĩ).

2. Chi phí sinh con

Ở các bệnh viện, một lần sinh thường tốn ít nhất từ 5-10 triệu và hơn thế nữa (đối với mẹ sinh thường mạnh khoẻ). Tùy từng việc lựa chọn mà giá thành cho việc sinh nở sẽ khác nhau.

Mẹ bỉm liệt kê chi phí nuôi em bé 21 tháng tuổi: Người chê phung phí, người bênh có kinh tế tiêu sao chẳng được!- Ảnh 6.

3. Sắm đồ cho con

Chắc chắn đây là điều khiến nhiều mẹ vô cùng háo hức, và cũng tốn kha khá cho khoản này. Một số đồ dùng cần thiết như quần áo, bỉm sữa, xe đẩy, máy hút sữa, chậu tắm... Lời khuyên là hành trình nuôi con còn rất dài và tốn kém nên hãy chỉ mua những sản phẩm thực sự cần thiết thôi nhé. Trước khi sắm đồ cho con, phụ huynh hãy trả lời 4 nguyên tắc dưới đây:

- Điều ưu tiên nhất cho bé là gì?

Nếu gia đình hay di chuyển ra ngoài, bố mẹ sẽ rất cần đầu tư một chiếc xe đẩy tốt để không ảnh hưởng cột sống, tư thế của con, dễ dàng thao tác gấp rút cho bố mẹ.

Nếu gia đình ưu tiên việc nuôi con bằng sữa mẹ, bố mẹ sẽ nên đầu tư một chiếc máy hút sữa tốt, chất lượng để dùng lâu dài, ổn định, tránh cho mẹ thấy việc hút sữa đau đớn, mệt mỏi, mất thời gian, bất tiện.

Nếu gia đình ưu tiên việc rèn con ngủ độc lập lâu dài, bố mẹ sẽ nên đầu tư vào không gian ngủ cho con: một chiếc cũi tốt, máy tạo tiếng ồn trắng, không gian riêng, quấn kén...

Điều này có nghĩa là tùy vào mong muốn của gia đình mà bố mẹ sẽ cân nhắc đến giá cả cũng như chất lượng của từng loại đồ dùng.

- Có thể xin/ được tặng đồ không?

Nếu gia đình bạn đã có em bé đầu thì mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn nhiều. Bạn có thể soạn ra những món đồ vẫn còn dùng được cho em bé thứ 2, và chỉ mua thêm những nhu yếu phẩm cần thiết khác. Tuy nhiên, với những bà mẹ mang thai lần đầu thì có thể để ý đến những món quà tặng, đồ được người khác cho...

Vì thông thường các đồ dùng của trẻ sơ sinh chỉ cần trong một khoảng thời gian ngắn nên việc dùng lại sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, góp phần bảo vệ môi trường. Đặc biệt như quần áo giai đoạn mới sinh, xe đẩy đắt tiền (dùng nhiều chục năm không hỏng), động cơ máy hút sữa (thay phụ kiện để đảm bảo vệ sinh), các loại nôi cũi, đồ chơi,...

- Nếu cần đồ khẩn cấp cho em bé thì làm sao?

Thực ra, việc mua đồ hiện nay cũng khá tiện lợi. Bố mẹ hoàn toàn có thể đến các cửa hàng sơ sinh gần nhà, mua online... Thế nên cũng không quá cấp thiết phải sắm đủ tất cả các món đồ cho bé.

- Mua ít vì nếu con không hợp/ dị ứng vẫn có thể đổi hoặc thay loại khác

Với nhiều em bé, con có thể không hợp sữa vì bị dị ứng, hoặc không hợp bỉm vì dễ hăm... Mỗi một em bé lại có cơ địa khác nhau nên bố mẹ cần thử cho con trước khi chốt sử dụng loại nào đó. Thử tưởng tượng nếu mua quá nhiều mà con không thể sử dụng thì sẽ lãng phí vô cùng. Bởi vậy, bố mẹ nên lưu ý mua đồ với số lượng vừa phải thôi nhé.

4. Chi phí chăm sóc em bé

Sẽ thật tuyệt vời nếu như trong giai đoạn em bé còn nhỏ (chưa đủ tuổi đi học mẫu giáo), bạn có ông bà hỗ trợ. Lúc này chi phí chăm sóc bé sẽ không phải là gánh nặng quá lớn.

Tuy nhiên trẻ sơ sinh rất dễ ốm và trong nhà nên dự trữ sẵn một khoản tiền để nếu chẳng may cần gấp nhé.

5. Chi phí cho giáo dục

Chi phí cho giáo dục không chỉ bao gồm tiền học phí tại trường cho con (mẫu giáo, tiểu học, trung học hay đại học). Nó còn bao gồm chi phí mua đồ chơi (nếu chọn mua đồ chơi phù hợp sẽ có tác dụng tích cực trong việc giáo dục con), chi phí mua sách (đọc sách giúp con phát triển rất tốt – tất nhiên mẹ cần bỏ tiền ra mua/thuê/mượn sách để con đọc), chi phí mua các app học phù hợp (dưới sự phát triển của công nghệ, việc học các app phù hợp sẽ giúp con học nhanh hiểu quả hơn, đặc biệt là đối với Tiếng Anh hay các ngôn ngữ khác) hay chi phí cho con tham gia các chương trình trại hè, các khóa học kỹ năng...

Mẹ bỉm liệt kê chi phí nuôi em bé 21 tháng tuổi: Người chê phung phí, người bênh có kinh tế tiêu sao chẳng được!- Ảnh 7.

6. Các khoản khác

Đây chỉ là chi phí cho những gia đình may mắn có sức khỏe đảm bảo. Ngoài những khoản cần thiết buộc phải có như đã nêu trên thì với một số gia đình có con hay ốm, bệnh tật hoặc bất kì vấn đề nào khác thì sẽ tốn kém hơn nhiều.

Tùy điều kiện riêng của từng gia đình mà các phụ huynh sẽ chi ra khoản tiền thích hợp, tuy nhiên với các khoản trên đều rất cần thiết và không thể thiếu đối với bất kì gia đình có con nhỏ nào. Hy vọng bố mẹ có thể tham khảo để tiết kiệm giúp hành trình nuôi con trở nên dễ dàng hơn nhé!

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày