Mày mò khu ổ chuột, nhóm khảo cổ đào trúng phiến đá to, kỳ công đưa lên mới ngỡ ngàng với vật phẩm khổng lồ quý giá

L.T, Theo Pháp luật và Bạn đọc 05:28 19/10/2021

Các nhà khảo cổ phải dùng đến chiếc máy ủi đất và sự giúp sức của nhiều người mới có thể nâng được bức tượng từ dưới bùn đất lên.

Vào tháng 3 năm 2017, một nhóm các nhà khảo cổ học người Ai Cập và Đức làm việc miệt mài ở một khu ổ chuột thuộc địa phận thành phố Cairo (Ai Cập) thì vô tình va phải một phiến đá to lớn. Khi kiểm tra kỹ hơn họ phát hiện hóa ra đó là một bức tượng khổng lồ được cho là tạc vị Pharaoh Ramses II, người trị vì đất nước Ai Cập hơn 3.000 năm trước đồng thời là một nhà xây dựng vĩ đại. Các bức tượng của ông có thể được nhìn thấy tại một loạt các địa điểm khảo cổ trên khắp Ai Cập.

Mày mò khu ổ chuột, nhóm khảo cổ đào trúng phiến đá to, kỳ công đưa lên mới ngỡ ngàng với vật phẩm khổng lồ quý giá - Ảnh 1.

Còn bức tượng khổng lồ này được tìm thấy gần tàn tích của ngôi đền Ramses II ở thành phố Heliopolis xưa, ngày nay là khu vực phía Đông Cairo

Mày mò khu ổ chuột, nhóm khảo cổ đào trúng phiến đá to, kỳ công đưa lên mới ngỡ ngàng với vật phẩm khổng lồ quý giá - Ảnh 2.

Các nhà khảo cổ phải dùng đến chiếc máy ủi đất, cần cẩu và sự giúp sức của nhiều người mới có thể nâng được bức tượng từ dưới bùn đất lên. Rất nhiều nhà khảo cổ học, các quan chức, cư dân địa phương và nhà báo đã có mặt tại địa điểm để xem xe cẩu nhấc đầu tượng ra khỏi vũng nước.

Ngoài ra, đoàn thám hiểm Ai Cập - Đức cũng tìm thấy phần trên của bức tượng đá vôi của Pharaoh Seti II, cháu của Ramses II, có chiều dài 80cm.

Mày mò khu ổ chuột, nhóm khảo cổ đào trúng phiến đá to, kỳ công đưa lên mới ngỡ ngàng với vật phẩm khổng lồ quý giá - Ảnh 3.

Khám phá này được Bộ Di tích Ai Cập ca ngợi là một trong những phát hiện quan trọng nhất của ngành khảo cổ nước này.

Nhà Ai Cập học về tượng Khaled Nabil Osman cho biết bức tượng là một “phát hiện ấn tượng” và khu vực này có khả năng chứa đầy các đồ tạo tác khác được chôn cất. “Đó là địa điểm văn hóa chính của Ai Cập cổ đại - ngay cả Kinh thánh cũng đề cập đến nó”, ông nói. “Tuy nhiên, để biến khu vực này thành nơi khai quật di chỉ khảo cổ, toàn bộ người dân cần phải di dời, hệ thống cống rãnh và chợ nên được chuyển đi, dọn dẹp sạch sẽ”.

Mày mò khu ổ chuột, nhóm khảo cổ đào trúng phiến đá to, kỳ công đưa lên mới ngỡ ngàng với vật phẩm khổng lồ quý giá - Ảnh 4.

Theo bộ trưởng cổ vật Ai Cập Khaled al-Anani, bức tượng được làm từ thạch anh. "Chúng tôi tìm thấy phần vụn vỡ của bức tượng và một phần đầu. Chúng tôi còn thấy vương miện, tai phải và một mảnh của mắt phải của tượng", ông Anani nói.

Mày mò khu ổ chuột, nhóm khảo cổ đào trúng phiến đá to, kỳ công đưa lên mới ngỡ ngàng với vật phẩm khổng lồ quý giá - Ảnh 5.
Mày mò khu ổ chuột, nhóm khảo cổ đào trúng phiến đá to, kỳ công đưa lên mới ngỡ ngàng với vật phẩm khổng lồ quý giá - Ảnh 6.
Mày mò khu ổ chuột, nhóm khảo cổ đào trúng phiến đá to, kỳ công đưa lên mới ngỡ ngàng với vật phẩm khổng lồ quý giá - Ảnh 7.
Mày mò khu ổ chuột, nhóm khảo cổ đào trúng phiến đá to, kỳ công đưa lên mới ngỡ ngàng với vật phẩm khổng lồ quý giá - Ảnh 8.
Mày mò khu ổ chuột, nhóm khảo cổ đào trúng phiến đá to, kỳ công đưa lên mới ngỡ ngàng với vật phẩm khổng lồ quý giá - Ảnh 9.

Pharaoh Ramses II còn được gọi là Ramses Đại đế hay Ozymandias, là vị vua thứ 3 vương triều thứ 19 của Ai Cập, trị vì 66 năm, từ năm 1279- 1212 trước Công nguyên.

Ramses Đại đế từng tiến hành nhiều cuộc viễn chinh mở rộng lãnh thổ Ai Cập đến Syria về phía Đông và đến Bắc Sudan về phía Nam. Sử sách cổ vẫn gọi ông là "ông tổ vĩ đại", "đại đế của các đại đế".

Ngôi đền Ramses II là một trong những đền thờ lớn nhất Ai Cập nhưng đã bị phá hủy thời kỳ Hy Lạp - La Mã.

Nguồn: Irishtimes