Mafia gian lận thi cử - nỗi ám ảnh kinh hoàng của giáo dục Ấn Độ

W, Theo Helino 00:16 04/04/2018
Chia sẻ

Với mong muốn con mình lấy được tấm vé vào đại học hay vượt qua các kỳ thi căng thẳng, nhiều phụ huynh Ấn Độ cố sống cố chết tìm mọi cách gian lận thi cử.

Hàng chục triệu học sinh Ấn Độ những tuần cuối tháng 3, đầu tháng 4 này đang tham dự kỳ thi đại học, tỷ lệ chọi các trường tại đây vô cùng khắt khe, được đánh giá là cao gấp 10 lần các đại học danh giá như Oxford và Cambridge.

Cũng chính vì thế mà mỗi mùa thi cử, mafia gian lận lại bùng nổ ở Ấn Độ, trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng của ngành Giáo dục. Vừa qua đã có một trường hợp gần 3 triệu học sinh ở Delhi và khu vực lân cận phải thi lại trong tháng này. 2 đề thi trung học bị lộ 90 phút trước khi bước vào kỳ thi.

Những hình ảnh gian lận thi cử đầy kinh hoàng tại Ấn Độ

Việc chạy theo số lượng thay vì chất lượng đã khiến tình trạng gian lận trong thi cử ở Ấn Độ trở nên nan giải. Nhiều trường học đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên chỉ dựa trên số lượng học sinh đậu trong các kỳ thi.

Gian lận trong thi cử là một việc hết sức bình thường tại quốc gia này. Đu bám cửa sổ, trèo lên nóc nhà là cách phụ huynh tiếp sức cho con em mình trong phòng thi bằng những tờ phao tài liệu.

Mafia gian lận thi cử - nỗi ám ảnh kinh hoàng của giáo dục Ấn Độ - Ảnh 2.

Mafia gian lận - nỗi ám ảnh kinh hoàng của giáo dục Ấn Độ

Mafia gian lận thi cử - nỗi ám ảnh kinh hoàng của giáo dục Ấn Độ - Ảnh 3.
Mafia gian lận thi cử - nỗi ám ảnh kinh hoàng của giáo dục Ấn Độ - Ảnh 4.

Các tiệm bán sách ở thành phố Kolkata, bang Tây Bengal vào cao điểm mùa thi hàng năm của Ấn Độ

Mafia gian lận thi cử - nỗi ám ảnh kinh hoàng của giáo dục Ấn Độ - Ảnh 5.

Ông OK Shahi, Trưởng phòng giáo dục bang Bihar, Ấn Độ

"Ai cũng nghĩ có phao điểm sẽ cao hơn, nhưng ai cũng có phao điểm cùng cao, nên việc điểm cao hay thấp không còn quan trọng nữa. Phụ huynh và học sinh ai cũng cố sống cố chết để gian lận. Chính phủ đã hết cách trong việc này. Gian lận thi cử diễn ra toàn quốc, không có một bang nào có một kỳ thi đúng nghĩa" - Ông OK Shahi, Trưởng phòng giáo dục bang Bihar, Ấn Độ cho biết.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày