Thế giới quanh ta luôn có những điều thú vị cần được khám phá. Mỗi cái cây, mỗi con vật đều mang trong mình những phép màu của tạo hóa.
Sinh sống ở một trong những nơi lạnh nhất thế giới, gấu Bắc Cực chính là một ví dụ chứng minh sự đa dạng của thiên nhiên.
Lông của chúng về bản chất có lõi rỗng, trong suốt và sẽ phản chiếu lại những màu sắc có xung quanh môi trường sống.
Màu trắng thường thấy ở loài gấu này là kết quả của sự phản xạ lại ánh sáng trắng từ Mặt Trời. Ngoài ra, gấu Bắc Cực còn có thể có những màu khác như xanh, vàng, thậm chí cả tím!
Một chú gấu Bắc Cực trong vườn thú có bộ lông chuyển màu sau khi được bôi một loại thuốc trị nấm có màu tím. Màu này sẽ dần phai đi khi chúng bơi lội trong nước.
Rất hiếm khi người ta bắt gặp một ca sinh một hoặc sinh ba ở gấu Bắc Cực. Gấu con khi vừa chào đời chỉ nặng vỏn vẹn 0,5kg, và hoàn toàn phải phụ thuộc vào mẹ để sống, vì trong khoảng thời gian này chúng không thể nghe hoặc nhìn, lại vô cùng yếu ớt.
Cặp gấu con sẽ ở cùng với mẹ trong 2 năm đầu đời trước khi có thể sống tự lập tại những lãnh thổ mới.
Ngoài ra, gấu Bắc Cực sẽ ăn bất cứ con gì chúng có thể săn được, như tuần lộc, chim biển, hải mã hay cá voi.
Lí do khiến cho hải cẩu trở thành "nạn nhân số 1" là bởi cơ thể chúng chứa lượng mỡ khổng lồ mà gấu Bắc Cực rất cần để cung cấp đủ năng lượng cho bản thân mình. Một ngày, trung bình một con gấu trưởng thành gần 12.000 kcal để hoạt động - tức là gấp 6 lần chúng ta.
Tuy nhiên, việc săn một con hải cẩu không hề dễ dàng chút nào
Vậy tại sao chim cánh cụt lại không bị ăn thịt? Thực ra chẳng phải vì gấu sợ chim đâu, mà đơn giản là do chim cánh cụt chỉ sống ở Nam Cực. Còn anh bạn gấu của chúng ta sống ở cực bên kia của Trái đất – quá xa để có thể gặp mặt!
Trong bán kính 32km bất cứ con hải cẩu nào xuất hiện cũng đều bị phát giác. Thậm chí, chúng đánh hơi được cả… hơi thở của con mồi cách chỗ đứng 800m.
Khi nổi lên mặt nước để thở, những con hải cẩu đã vô tình "chỉ điểm" chính mình cho gấu trắng
Gấu Bắc Cực thường xuyên "tắm" bằng cách đi bơi hoặc lăn mình trên nền tuyết dày. Chúng buộc phải làm vậy là vì bộ lông chỉ có thể giữ ấm nếu không bị bám bẩn thôi.
Và bộ lông này đang được các nhà khoa học nghiên cứu với hi vọng tìm ra vật liệu cách nhiệt siêu mỏng mới.
Nhờ bộ lông tạo hóa ban tặng, giữ ấm không phải là vấn đề quá lớn với chúng. Thay vào đó, làm mát cơ thể mới lại là mối quan tâm hàng đầu của loài gấu này.
Chiếc "áo khoác" quá tuyệt vời đôi khi cũng gây ra nhiều phiền toái - bởi nó thường xuyên khiến cho nhiệt độ cơ thể của gấu Bắc Cực tăng quá cao.
Chúng phải làm mát bằng cách nằm im trên tuyết sau một cuộc săn mồi