Thịt quả chanh leo - "vua của các loại trái cây"
Chanh leo phổ biến vào hè với nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khoẻ như vitamin A, vitamin C, carotene, phytochemicals và các nguyên tố vi lượng (sắt, kali...). Không ít nghiên cứu đã phát hiện chanh leo có tác dụng ổn định thần kinh, hỗ trợ giấc ngủ, cải thiện tình trạng thiếu máu và giúp hạ huyết áp...
Ngoài nước thịt quả bên trong, hạt và vỏ của chanh leo đều có những giá trị dinh dưỡng mà nhiều người chưa biết.
Hạt chanh leo: Chống oxy hóa, bảo vệ tim mạch
Hạt chanh leo có chứa các hợp chất polyphenol chống oxy hóa cao, có tác dụng làm giảm gốc tự do phá hủy tế bào và ngăn ngừa các bệnh thoái hóa khác nhau. Ngoài ra, hạt chanh leo có thể ngăn ngừa tổn thương da do tia cực tím và hạn chế nếp nhăn.
Ngoài ra, piceatannol và polyphenol có trong hạt chanh leo cũng là những chất có tác dụng trong việc phòng ngừa bệnh và hỗ trợ bảo vệ tim mạch.
Hạt chanh leo có thể được xay đều với phần thịt quả để chúng được nghiền nhỏ để làm nước sốt trộn salad hoặc xay cùng táo, ổi, cà rốt làm nước ép.
Vỏ chanh leo: Chữa hen suyễn, chống viêm khớp
Phần màu trắng bên trong của vỏ chanh leo có chứa các chất chống oxy hóa cao. Trong một số nghiên cứu, người ta phát hiện vỏ chanh leo có thể cải thiện bệnh hen suyễn, thoái hóa khớp gối và đau do viêm khớp. Vỏ chanh leo có thể được sử dụng làm mứt hoặc ủ trà cùng các loại thảo dược khác.
1. Người bị đau dạ dày
Chanh leo chứa nhiều loại axit với nồng độ cao sẽ kích thích bài tiết axit trong dạ dày. Những bệnh nhân viêm loét dạ dày, tá tràng nên ăn ít hơn.
Không chỉ vậy, với những người hệ tiêu hóa không tốt cũng nên tránh ăn hạt chanh leo bởi rất có khả năng sẽ gây ra chứng khó tiêu, tổn thương dạ dày.
2. Bệnh nhân tiểu đường
Dù chanh leo có vị chua nhưng hàm lượng đường không hề không thấp, thậm chí cao hơn dưa hấu. Trong 100g chanh leo có hàm lượng đường lên tới 13,6g. Chính vì vậy, nếu đường huyết không ở mức ổn định, bệnh nhân mắc tiểu đường không nên ăn chanh leo.
Không chỉ vậy, chanh leo dù có nhiều lợi ích nhưng vẫn phải kiểm soát lượng ăn vào. Bởi axit trong chanh leo khá cao, ăn nhiều sẽ không tốt cho răng, dạ dày thậm chí là gây tiêu chảy. Mỗi ngày chỉ nên ăn nhiều nhất 1 - 2 quả chanh leo để đảm bảo sức khỏe.