Loài chim quý hiếm bậc nhất thế giới, chuyên ăn xương và "tắm trong sắt"

Minh Hoa (t/h), Theo Người đưa tin 21:51 15/10/2024
Chia sẻ

Đây là loài chim duy nhất trên thế giới chủ yếu ăn xương, chiếm 85 - 90% khẩu phần ăn.

Kền kền râu (Gypaetus barbatus), thuộc họ kền kền Cựu Thế giới, cao khoảng 100 - 115 cm với sải cánh dài 2,5 - 2,85m, tương đương kích thước của một số loài chim săn mồi lớn ở Bắc Mỹ.

Loài chim quý hiếm bậc nhất thế giới, chuyên ăn xương và "tắm trong sắt"- Ảnh 1.

Loài chim này sở hữu vẻ ngoài ấn tượng với đầu màu trắng nhạt, đôi mắt sắc bén có viền đỏ cam nổi bật. Đôi mắt sắc bén của chúng càng thêm nổi bật nhờ dải lông đen tuyền kéo dài xuống mỏ, giống như mặt nạ của kẻ cướp. Dưới mỏ là một chùm lông nhọn, vì thế chúng còn có tên gọi là "kền kền râu".

Kền kền râu trưởng thành chủ yếu có lông màu xám đậm điểm trắng. Tuy nhiên, bộ lông của chúng thường nhuốm màu cam gỉ do chim có thói quen tắm trong đất giàu sắt và suối lưu huỳnh, khiến chúng có màu sắc rực lửa.

Loài chim quý hiếm bậc nhất thế giới, chuyên ăn xương và "tắm trong sắt"- Ảnh 2.

Theo Hiệp hội Quốc gia Audubon, một tổ chức phi lợi nhuận chuyên hỗ trợ bảo tồn các loài chim, động vật hoang dã cũng như các hệ sinh thái khác, có hai cách lý giải cho hành vi tắm nhuộm đỏ của kền kền râu.

Loài chim quý hiếm bậc nhất thế giới, chuyên ăn xương và "tắm trong sắt"- Ảnh 3.

Đầu tiên đây là một cách để thể hiện năng lực. Vì những dòng suối giàu sắt ẩn mình trong núi nên chỉ những con kền kền lão luyện nhất mới có thể tìm thấy chúng, từ đó thể hiện lòng dũng cảm của chúng với bạn tình và đối thủ. Lời giải thích khác là oxit sắt giúp chống lại vi khuẩn có đầy rẫy trong thịt thối mà chúng thưởng thức.

Kền kền râu từng được tìm thấy ở nhiều dãy núi thuộc châu Phi, châu Âu và châu Á. Tại châu Âu, môi trường sống của chúng từng trải rộng khắp các dãy núi phía nam lục địa, từ miền tây Tây Ban Nha qua dãy Alps đến vùng Balkan.

Tuy nhiên, môi trường sống ở châu Âu của chúng hiện chỉ còn ở một số khu vực nhỏ thuộc dãy Pyrenees và dãy Sierra Nevada ở Tây Ban Nha, dãy Alps. Một số quần thể nhỏ kền kền râu được phát hiện trên 2 đảo Corsica và Crete ở Địa Trung Hải. Đôi khi chúng còn được phát hiện ở Tây Âu, bao gồm Anh, mặc dù rất hiếm.

Kền kền râu đôi khi còn được gọi là "Lammergeier", nghĩa là "kền kền cừu" trong tiếng Đức vì chúng nổi tiếng với việc bắt cừu. Giống như các loài kền kền nói chung, loài này là loài ăn xác thối, sống chủ yếu bằng các động vật móng guốc cỡ trung bình, như cừu, dê, dê rừng,..Tuy nhiên, thịt không phải là món yêu thích của chúng.

Loài chim quý hiếm bậc nhất thế giới, chuyên ăn xương và "tắm trong sắt"- Ảnh 4.

Kền kền râu là loài chim duy nhất trên thế giới chủ yếu ăn xương, chiếm 85 - 90% khẩu phần ăn. Những móng vuốt to và khỏe của chúng thích nghi tuyệt vời với nhiệm vụ bẻ gãy xương và lấy chất dinh dưỡng từ bên trong tủy. Chúng cũng được "trang bị" một chiếc dạ dày chứa đầy axit mạnh đến mức không thể tin được, giúp phá vỡ mùi vị bất thường của thức ăn. Nếu xương quá lớn để nuốt, kền kền râu sẽ bay lên độ cao lớn và thả phần còn lại xuống bề mặt đá, bẻ chúng thành những miếng vừa ăn. Vì lý do này mà chúng được gọi là "quebrantahuesos" trong tiếng Tây Ban Nha, nghĩa là "kẻ phá xương".

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày