Loại bỏ ngay 4 loại cốc thân quen này, chúng đang biến nước bạn uống thành “chất độc”

Lam Phương, Theo Phụ nữ số 09:46 16/10/2024
Chia sẻ

Uống nước sạch thôi chưa đủ, bạn còn phải chú ý đến loại cốc, bình mình sử dụng.

Nếu nước sạch tinh khiết mà đựng trong cốc không an toàn thì nước đó không đảm bảo chất lượng. Dưới đây là 4 loại cốc mà bạn nên tránh sử dụng vì tưởng vô hại nhưng khi đổ nước nóng vào sẽ tạo ra những chất độc hại cho sức khoẻ.

Loại bỏ ngay 4 loại cốc thân quen này, chúng đang biến nước bạn uống thành “chất độc”- Ảnh 1.

1. Cốc/bình nhựa không rõ nguồn gốc

Cốc/bình nhựa là loại cốc phổ biến nhất nhưng cũng chứa nhiều rủi ro. Trên thị trường có rất nhiều đồ nhựa không có nhãn mác, nguồn gốc rõ ràng nhưng thậm chí còn được bán ở các trung tâm thương mại lớn.

Loại này khi tiếp xúc với nước nóng sẽ giải phóng ra các chất độc hại cho cơ thể người dùng.

Loại bỏ ngay 4 loại cốc thân quen này, chúng đang biến nước bạn uống thành “chất độc”- Ảnh 2.

Vậy nên khi mua cốc/bình nhựa, hãy chú ý đến số hiệu trong hình tam giác ở đáy. Mỗi số này đại diện cho một loại chất liệu khác nhau:

- Số 1 (PET): Được sử dụng cho loại dùng một lần, uống xong thì vứt đi. 

- Số 2 (HDPE): Bền và không độc hại, chịu nhiệt tốt nhưng không dùng cho thực phẩm nóng mà chỉ nên đựng đồ nguội, lạnh.

- Số 3 (PVC): Tuyệt đối không nên dùng để đựng nước nóng.

- Số 4 (PE): Không chỉ không được dùng để đựng nước nóng mà cũng không nên cho vào lò vi sóng. 

- Số 5 (PP): Chịu được nhiệt độ cao, an toàn cho thực phẩm nóng và cho được vào lò vi sóng.

- Số 6 (PS): Tốt nhất là hạn chế sử dụng loại này.

- Số 7 (Other): Chỉ loại nhựa không thuộc nhóm khác, có thể chứa BPA. Không phải tất cả đều an toàn, cần kiểm tra rõ nguồn gốc. Độ bền nhiệt khác nhau, nên tránh dùng cho thực phẩm nóng.

Tổng quan, bạn nên chọn số 5, 7 hoặc những cốc có ghi chất liệu Tritan, PP và PPSU, vì đây là những loại an toàn.

Còn các loại có số 1, 2, 3, 4 và 6 thì tốt nhất là không nên mua. Nếu đáy sản phẩm không có bất kỳ ký hiệu nào, bạn cũng không nên chọn loại đó. 

2. Cốc thuỷ tinh Sodium-Calcium

Chúng ta thường nghĩ rằng cốc thủy tinh là an toàn nhưng thực tế, thuỷ tinh cũng có nhiều loại và có loại có thể gây hại. 

Bạn nên né cốc thủy tinh Sodium-Calcium. Bởi vì khi đổ nước nóng vào, cốc có thể tự nổ do khả năng chịu nhiệt kém. Khi nổ vì gặp nước nóng, mảnh thủy tinh văng ra và có thể gây bỏng. Dấu hiệu nhận biết của loại cốc này là trên thân cốc có đường nối, cho thấy chất liệu không đồng nhất.

Loại bỏ ngay 4 loại cốc thân quen này, chúng đang biến nước bạn uống thành “chất độc”- Ảnh 3.

Bên cạnh đó, cốc thuỷ tinh pha lê được đánh giá là có hình thức đẹp và sang trọng nhưng cũng có nhiều nguy cơ vì có thể chứa chì hoặc các hóa chất độc hại.

Nếu bạn thích cốc thuỷ tinh thì nên tham khảo cốc thủy tinh borosilicate. Đặc điểm của dòng này là nhẹ, trong suốt và không độc hại. Cốc chịu được sự thay đổi nhiệt độ lớn (trên 110℃), không dễ bị nứt vỡ khi chịu nhiệt độ cao và lạnh. Khi bị rơi vỡ, mảnh thủy tinh thường lớn và dễ dọn dẹp, ít gây nguy hiểm cho tay.

Loại bỏ ngay 4 loại cốc thân quen này, chúng đang biến nước bạn uống thành “chất độc”- Ảnh 4.

3. Cốc giấy dùng một lần 

Rất tiện lợi, đặc biệt khi nhà đông khách hoặc ở bữa tiệc đông người. Tuy nhiên, cốc này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Bởi vì nhiều loại cốc giấy chứa chất tẩy trắng huỳnh quang, khi gặp nhiệt độ cao có thể hòa vào nước dẫn đến nguy cơ ngộ độc nếu sử dụng lâu dài.

Loại bỏ ngay 4 loại cốc thân quen này, chúng đang biến nước bạn uống thành “chất độc”- Ảnh 5.

Ngoài huỳnh quang, cốc giấy dùng một lần còn có một lớp màng nhựa bên trong để chống thấm nước. Tuy nhiên, lớp màng này khi gặp nước nóng sẽ trở nên giòn và có thể giải phóng vi nhựa vào trong nước. Vi nhựa có thể xâm nhập vào cơ thể và thay đổi quá trình chuyển hóa của vi khuẩn đường ruột, từ đó ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch.

Chưa kể một số cốc giấy còn được phủ lớp mực in với những họa tiết đẹp mắt, nhưng mực in thường chứa các dung môi độc hại như benzen hoặc toluene. Khi uống nước, những chất này có thể tiếp xúc với môi và xâm nhập vào cơ thể, lâu dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ.

Loại bỏ ngay 4 loại cốc thân quen này, chúng đang biến nước bạn uống thành “chất độc”- Ảnh 6.

Vì vậy, trong các quy định mới về cốc giấy dùng một lần, khu vực từ miệng cốc xuống thân cốc trong khoảng 15mm và khu vực phía trên đáy cốc trong khoảng 10mm đều bị cấm in bất kỳ họa tiết nào.

Tốt nhất chỉ nên dùng cốc giấy trong những dịp cần thiết và hạn chế sử dụng thường xuyên để bảo vệ sức khỏe.

4. Cốc inox kém chất lượng

Cốc giữ nhiệt là món đồ mà hầu như ai cũng có nhưng không phải lúc nào cũng an toàn. Một số cốc giữ nhiệt được làm từ inox công nghiệp kém chất lượng thì chẳng khác nào "tử thần".

Cốc này thường sử dụng inox loại 201 và 202, dễ bị rỉ sét và giải phóng kim loại nặng khi tiếp xúc với nước nóng, gây hại cho sức khỏe. Nếu bạn thường xuyên dùng cốc này để uống nước có thể gặp phải các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa và mất ngủ.  

Loại bỏ ngay 4 loại cốc thân quen này, chúng đang biến nước bạn uống thành “chất độc”- Ảnh 7.

Để đảm bảo sức khỏe, khi chọn cốc giữ nhiệt, tốt nhất bạn nên chọn loại 316. 316 là inox y tế, an toàn hơn cho sức khỏe. Ngoài ra có thể chọn loại 304 là inox thực phẩm, cũng khá an toàn. Còn thấy có số 201 và 202 - inox công nghiệp thì không nên sử dụng.

Loại bỏ ngay 4 loại cốc thân quen này, chúng đang biến nước bạn uống thành “chất độc”- Ảnh 8.

Nguồn: post.smzdm 

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày