Ông Zhang từ Tứ Xuyên đã mở hai cửa hàng bán thuốc lá và rượu và nhận được một cuộc gọi từ người tự xưng là nhân viên ngân hàng, đề nghị cho ông vay vốn để mở rộng kinh doanh.
"Sau khi trò chuyện qua điện thoại, tôi quyết định đến văn phòng của đối phương để kiểm tra tình hình", Ông Zhang kể lại. Sau đó, ông đến địa chỉ công ty là một tòa nhà văn phòng khá cao cấp ở Thành Đô. Người liên hệ bên kia đưa tôi đến văn phòng, tôi thấy văn phòng sang trọng, nhiều nhân viên và bên kia cũng cung cấp các thủ tục liên quan như giấy phép kinh doanh nên lúc ấy rất yên tâm.
Sau nhiều thủ tục, ông Zhang được xác định có hạn mức tín dụng là 500.000 NDT (hơn 1,7 tỷ đồng). Ông Zhang sau đó đã gửi thông tin để vay tiền, tuy nhiên bên kia lại nói rằng họ cần giữ 17.000 NDT (khoảng 60 triệu đồng) từ ông để được vay. Sau đó, ông tiếp tục được cho biết cần phải chuyển thêm 20.000 NDT (khoảng 70 triệu đồng) tiền "phí dịch vụ". Lúc này, ông Zhang bắt đầu có một chút nghi ngờ nhưng vì cần tiên mở rộng quy mô kinh doanh nên ông vẫn chuyển tiền. Mãi sau vài tháng, khi không thể liên lạc được với bên cho vay, ông Zhang mới biết mình đã bị lừa và báo cảnh sát sau đó.
Cơ quan cảnh sát Tử Đường sau đó điều tra và phát hiện ra đây là một vụ lừa đảo lớn nhắm vào các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ ở Tứ Xuyên và các khu vực lân cận, với gần 300 nạn nhân và tổng số tiền lên đến hàng chục triệu nhân dân tệ, dẫn đến hơn 20 doanh nghiệp phá sản.
Chiêu lừa đảo này được cảnh sát phụ trách điều tra tóm gọn lại như sau. Các kẻ lừa đảo sẽ mạo danh nhân viên cho vay của một ngân hàng và gọi điện thoại cho "con mồi" là những người làm ăn vừa và nhỏ có nhu cầu vay vốn. Chúng sẽ dẫn dụ nạn nhân đến văn phòng làm hồ sơ vay vốn, làm giả hồ sơ vay vốn giống hệt của ngân hàng và tiến hành điều tra tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, nhu cầu vay vốn và nhiều câu hỏi khác để lừa gạt lòng tin của nạn nhân.
Sau khi hoàn tất các thủ tục liên quan, họ sẽ tính "tiền đặt cọc" và "phí dịch vụ" cao, sau đó dùng nhiều lý do khác nhau để thuyết phục nạn nhân qua điện thoại. Nạn nhân nào tin tưởng và chuyển tiền cọc, phí dịch vụ nói trên sẽ bị mất toàn bộ số tiền này. Còn công ty lừa đảo trên cứ 3 tháng sẽ lại thay đổi địa chỉ văn phòng và tên công ty. Ước tính, số tiền mà những kẻ lừa đảo này đã lừa được từ các nạn nhân lên đến hàng chục triệu NDT, khoảng hơn 100 tỷ đồng.
Ngày 6/8 vừa qua, cảnh sát Tử Đường thông báo bắt giữ 101 người liên quan và thu hồi hơn 2 triệu NDT (khoảng 7 tỷ đồng) thiệt hại.
"Có gần 300 nạn nhân, tất cả đều là chủ doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ ở Tứ Xuyên, Quý Châu, Vân Nam, Trùng Khánh và những nơi khác. Tổng số tiền bị lừa đảo lên tới hàng chục triệu đồng". Cơ quan công an xác nhận mức độ nghiêm trọng của vụ việc.